4P và 4C trong marketing là một trong những khái niệm mà người làm nghề marketing cần phải nắm rõ. Chỉ khi hiểu rõ, lấy khách hàng làm trọng tâm thì mới đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Hãy cùng Mạnh Tường Media phân tích sâu hơn về khái niệm 4P và 4C trong bài viết này nhé!
Khái niệm 4P, 4C có lẽ không còn quá xa lạ với dân marketing, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ bản chất của hai mô hình này.
Mô hình 4P là tập hợp các công cụ tiếp thị được các nhà quản trị dùng để xác định thị trường mục tiêu mà họ muốn nhắm đến.
4P là từ viết tắt của 4 chữ P bao gồm:
Đây là 4 yếu tố cần thiết để xây dựng chiến lược kinh doanh cho một sản phẩm/ dịch vụ nào đó bất kỳ.
4P là gì?
4C là từ viết tắt của 4 chữ C bao gồm:
4C là gì?
4P và 4C trong marketing là một mối quan hệ được gắn kết với nhau và không thể nào tách rời. Một doanh nghiệp thành công hay thất bại đều phải dựa vào sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải đem đến lợi ích cho khách hàng của mình.
Product (sản phẩm) được gắn với Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) nhằm thể hiện quan điểm là tất cả các sản phẩm được kinh doanh trên thị trường thì đều phải là giải pháp cho khách hàng. Tức có nghĩa là sản phẩm đó phải giải quyết được nhu cầu hiện tại của khách hàng, chứ không là giải pháp sinh lời cho một doanh nghiệp.
Chính vì vậy, mà doanh nghiệp cần phải nghiên cứu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng, và sau đó đáp ứng những nhu cầu đó của họ. Chỉ khi có như vậy thì doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại lâu dài.
>>>> Xem thêm: 4P trong Marketing là gì? Áp dụng hiệu quả 4P cho doanh nghiệp
Price (giá cả) đi đôi với Customer Cost (chi phí của khách hàng) đều này thể hiện quan điểm giá của sản phẩm phải được xem như là chi phí mà khách hàng phải bỏ ra. Loại chi phí này sẽ bao gồm cả chi phí mua sản phẩm, chi phí sử dụng và chi phí tiêu huỷ sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp cần phải chú ý trong việc định giá sản phẩm. Các tính năng hay chất lượng của sản phẩm đem lại phải hoàn toàn tương xứng với số tiền mà khách hàng đã bỏ ra.
Price đi đôi với Customer Cost
Điều này thể hiện về cách thức phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân phối sao cho khách hàng có thể mua sản phẩm ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào họ cần. Chẳng hạn như việc phân phối, thiết lập các hệ thống máy ATM của các ngân hàng. Ngân hàng nào xây dựng nhiều máy ATM ở nhiều nơi, việc rút tiền hay chuyển tiền nhanh chóng, không thường xuyên xảy ra trục trặc thì chắc chắn ngân hàng đó sẽ được nhiều người tin dùng hơn.
Mối liên hệ giữa 4P và 4C như thế nào?
Đây là một trong những yếu tố quan trọng, vì nó sẽ giúp sản phẩm/ dịch vụ của bạn đến gần với khách hàng hơn. Do đó, các doanh nghiệp cần phải luôn lắng nghe tâm tư, tình cảm cũng như là những nguyện vọng, nhu cầu của khách hàng. Và sau đó truyền tải thông điệp đến họ, cho họ thấy được rằng các sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp sẽ có thể đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn của họ.
Bạn có thể dùng các hình thức quảng cáo, khuyến mãi, giảm giá,… để thu hút được nhiều khách hàng hơn, tăng độ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên để chiến lược truyền thông đạt được hiệu quả cao, thì cần phải nhận được sự tương tác 2 chiều giữa cả doanh nghiệp và khách hàng. Bạn cần truyền tải làm sao cho khách hàng có thể cảm nhận được thông điệp mà bạn đang muốn lan tỏa đến họ, và họ có hành động mua hàng sau khi tiếp nhận được thông điệp đó.
Có thể nói, mối liên hệ giữa 4P và 4C trong marketing là vô cùng quan trọng, không chỉ giúp cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm mà nó còn giúp sản phẩm được nhiều người biết đến hơn. Hy vọng với những thông tin trong bài viết, có thể hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết, hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hay nhé!
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO MẠNH TƯỜNG MEDIA