4p trong Marketing

4P trong Marketing luôn là một chiến lược tiếp thị hiệu quả, được các doanh nghiệp áp dụng nhiều trong các chiến lược tiếp thị thương hiệu của mình. Vậy 4P trong Marketing là gì? Ý nghĩa ra sao? Ưu nhược điểm cũng như cách áp dụng nó vào kinh doanh thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Marketing mix là gì?

Marketing mix hay là Marketing hỗn hợp, chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được các mục tiêu tiếp thị trên thị trường.

Marketing hỗn hợp này vốn được phân loại theo chiến lược Marketing 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được sử dụng trong quá trình Marketing hàng hóa. Theo thời gian, chiến lược này được phát triển thành Marketing 7P theo sự phức tạp và cải tiến của ngành Marketing hiện đại.

Các chuyên gia Marketing đã đưa ra 3P bổ sung khác là Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình.

4P trong Marketing là gì?

4P trong Marketing hoặc Marketing Mix (Neil Borden – 1953) hay cũng có thể gọi là Marketing hỗn hợp. Nó là tập mô hình tiếp thị được cấu thành bởi 4 yếu tố cơ bản:

  • Product (Sản phẩm)
  • Price (Giá cả)
  • Place (Địa điểm)
  • Promotion (Quảng bá)

4P trong Marketing là gì?

4P trong Marketing là gì?

Chiến lược Marketing 4P được các doanh nghiệp sử dụng để tiếp thị trong việc ra mắt những sản phẩm mới. Một khi đã hiểu và áp dụng thành công chiến lượng này trong các kế hoạch kinh doanh thì doanh thu của doanh nghiệp sẽ nâng cao trông thấy.

Ý nghĩa của chiến lược Marketing 4P là gì?

Mối liên kết giữa các yếu tố chiến lược Marketing 4P luôn chặt chẽ với nhau để tạo hiệu quả tốt nhất cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Tạo ra những sản phẩm mới ổn định, có chất lượng cao

4P trong Marketing hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và nắm bắt bắt được nhu cầu của các đối tượng khách hàng. Thông qua những thông tin đó, doanh nghiệp sẽ định hướng về các ý tưởng sản phẩm mới, độc lạ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng.

Các sản phẩm ra sau phải luôn luôn được tiêu chuẩn hóa và đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Doanh nghiệp nên đề cao yếu tố về việc sản phẩm phải mang lại những lợi ích hay thậm chí vượt qua sự mong đợi của khách hàng.

4P trong Marketing có ý nghĩa gì?

Ý nghĩa chiến lược 4P trong Marketing

Nâng cao uy tín doanh nghiệp và phát triển giá trị thương hiệu

Khi đã nắm được “Marketing 4P là gì?”, thì việc áp dụng chiến lược sẽ đạt được mục đích cuối cùng là phát triển sản phẩm ra khắp thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì doanh nghiệp đã thành công trong việc đưa thương hiệu đi lên và được phổ biến rộng rãi.

Lúc này doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng trong nước và khách hàng quốc tế. Đây là những hoạt động sẽ góp phần khẳng định thương hiệu uy tín và phát triển doanh nghiệp trên thị trường.

Ngoài ra các hoạt động nói trên sẽ giúp việc kinh doanh sản phẩm mới trở nên thuận lợi, đạt hiệu quả doanh thu cao.

Tạo môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh

Hiện nay, ngày càng nhiều sản phẩm mới được ra mắt từ các doanh nghiệp khác nhau từ cả trong và ngoài nước. Vì vậy cho nên các doanh doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, sáng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao có tính năng ưu việt thu hút khách hàng.

Song song với việc đưa ra sản phẩm mới các doanh nghiệp cần phải quan tâm vấn đề giá cả để sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Từ đây các doanh nghiệp sẽ không ngừng giải quyết các vấn đề trong chiến lược Marketing 4P để tạo ra những lợi thế trên cong đường cạnh tranh thị trường.

4P trong Marketing có dễ ứng dụng

4P trong Marketing tao môi trường kinh doanh lành mạnh

Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Chiến lược Marketing 4P không chỉ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp không thôi, mà còn đóng vai trò rất quan trọng với khách hàng. Khi doanh nghiệp cho ra sản phẩm mới chất lượng cao, tính năng ưu việt, có giá cạnh tranh, nhưng vẫn đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng, thì sẽ nhận được nhiều thiện cảm và sự tin cậy của họ.

Do đó, khi đã hiểu rõ về Marketing mix 4P là gì, áp dụng mô hình này, các doanh nghiệp có thể nâng cao giá trị sản phẩm, tạo ra nhiều lợi ích cho khách hàng của mình và tạo ra nhiều cơ hội tiếp cận sản phẩm cho khách hàng, người tiêu dùng mới.

Ưu nhược điểm của mô hình 4P trong Marketing

4P Trong Marketing dù là một chiến lược kinh điển, được các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều, nhưng nó cũng có nhiều ưu điểm và nhược điểm nên lưu ý để có cách vận dụng hợp lý.

Ưu điểm của 4P trong Marketing là gì?

  • Mô hình 4P tạo ra tập hợp và sự đơn giản hóa các khái niệm khác nhau về việc tiếp thị thương hiệu thành một, làm cho công việc tiếp thị dễ quản lý hơn, dễ thực hiện hơn.
  • 4P cho phép các doanh nghiệp tách hoạt động tiếp thị ra khỏi các hoạt động kinh doanh khác và có sự phân quyền nhiệm vụ tiếp thị thương hiệu, sản phẩm cho các chuyên gia.
  • Theo mô hình 4P trong Marketing, cho phép doanh nghiệp thay đổi linh hoạt các kế hoạch tiếp thị của mình theo điều kiện thị trường, nguồn lực và nhu cầu người tiêu dùng.
  • Không thể đưa ra quyết định đối với một yếu tố Marketing Mix, mà không tính đến tác động của nó đối với các yếu tố khác.
  • Doanh nghiệp nên cân nhắc, không thể đưa ra quyết định với một yếu tố 4P trong Marketing, mà không để ý đến các ảnh hưởng của nó với các yếu tố khác.

4P trong Marketing có ưu điểm gì?

Ưu điểm của 4P trong Marketing là gì?

Nhược điểm của 4P trong Marketing là gì?

  • 4P trong Marketing thường không nhấn mạnh vào hành vi của khách hàng, mà sẽ được hoạch định từ phía bên trong.
  • Chiến lược Marketing 4P xem khách là người ở thế thụ động; bên cạnh đó cũng không họ được phép tương tác cũng như nắm bắt các mối quan hệ.
  • Khi áp dụng 4P trong Marketing, doanh nghiệp sẽ không tính đến các yếu tố duy nhất của tiếp thị dịch vụ.
  • Chiến lược Marketing 4P chỉ dùng để tập trung phân tích, tìm hiểu một sản phẩm chính, nhưng hầu hết các doanh nghiệp không bán một sản phẩm riêng lẻ. Việc bán sản phẩm ra thị trường, thương hiệu hay dòng sản phẩm,… tất cả đều được nối kết với nhau trong tâm trí khách hàng.
  • 4P trong Marketing không đề cập đến vấn đề tạo lập mối quan hệ với khách hàng – một trong những yếu tố quan trọng của tiếp thị; không có cái nhìn tổng thể về các trải nghiệm của khách hàng khi mua, sử dụng dịch vụ, sản phẩm của thương hiệu.

 Nhược điểm 4P trong Marketing?

Nhược điểm của 4P trong Marketing

Chữ P nào là quan trọng nhất trong 4P

Thông thường bạn sẽ nghĩ rằng yếu tố về giá trong 4P, cùng với những chương trình giảm giá khuyến mãi sẽ là yếu tố quan trọng nhất và có tầm ảnh hưởng đến sức mua của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ. Tuy nhiên điều đó chưa hoàn chính xác.

Nếu không có sản phẩm, chúng ta sẽ không có gì để định giá, quảng bá hoặc đặt hàng. Do đó, trong tất cả 4 chữ P thì sản phẩm là chữ P đặc biệt quan trọng nhất trong chiến lược Marketing 4P. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên tập chung vào nghiên cứu phát triển sản phẩm, sản phẩm đó có nhu cầu trên thị trường hay không? Chất lượng, mẫu mã như thế nào? Nó có điểm gì nổi bật?

Cách áp dụng chiến lược 4P hiệu quả dành cho doanh nghiệp

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã hiểu rõ tầm quan trọng của Marketing mix 4P là gì, dẫn đến mô hình Marketing này rất được ưa chuộng và ứng dụng rất nhiều tại các doanh nghiệp. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có cách ứng dụng hiệu quả. Dưới đây là cách áp dụng chiến lược Marketing 4P hiệu quả dành cho doanh nghiệp.

Hiểu rõ chiến lược sản phẩm trong Marketing mix 4P là gì?

Theo cách thức chiến lược Marketing 4P hoạt động, thì đầu tiên doanh nghiệp cần phải xác định kỹ, liệu rằng sản phẩm của mình sắp ra mắt đã có trên thị trường chưa? Nếu như trên thị trường sản phẩm đó đã tồn tại, thì sản phẩm sắp ra mắt này có đặc điểm gì ưu việt hơn để cạnh tranh với đối thủ?

Từ những thông tin tìm hiểu được, doanh nghiệp cần nắm chắc các điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm. Từ đó có cách hỗ trợ việc làm nổi bật sự khác biệt cũng như tính năng của sản phẩm. Người tiêu dùng qua đây sẽ cảm thấy được các lợi ích, tính năng vượt trội mà sản phẩm mang lại.

4P trong Marketing và cách áp dụng

Hiểu rõ chiến lược 4P trong Marketing

Xây dựng thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm

Khách hàng thường nhận biết thương hiệu của các doanh nghiệp thông qua màu sắc, đặc điểm, kiểu dáng,… của sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp nên có sự xác định những thiết kế mang thương hiệu sẽ có đặc trưng riêng trên từng sản phẩm. Do đó, khi doanh nghiệp chọn lựa tên hay màu sắc cho sản phẩm cần lưu ý vấn đề trên.

Hiện nay, cách đặt tên sản phẩm phổ biến, thông dụng nhất là đặt tên sản phẩm kết hợp với tên thương hiệu. Với cách này doanh nghiệp sẽ tạo ấn tượng và có độ nhận diện cao hơn với mỗi một sản phẩm mới ra đời. Ví dụ như: Samsung Note 7, Oppo A16,…

Xây dựng chiến lược định giá sản phẩm

Hiểu được Marketing mix 4P là gì và nắm được cách thức hoạt động của nó, các doanh nghiệp có thể định giá được sản phẩm thông qua những cách sau đây:

  • Định giá sản phẩm dựa trên tính năng của nó kết hợp với một số yếu tố của thị trường. Việc đó có nghĩa là giá của sản phẩm phù hợp với các giá trị mà sản phẩm đem lại cho khách hàng. Sản phẩm phải đảm bảo tính năng ưu việt, kiểu dáng đẹp, có chất lượng cao…
  • Định giá sản phẩm theo các phân khúc thị trường. Nếu như doanh nghiệp của bạn hướng đến các đối tượng thuộc phân khúc khách hàng cận cao cấp, chất lượng tốt, số lượng nhiều… Điều này sẽ khiến cho mức giá của sản phẩm sẽ cao hơn với mức giá thị trường. Hay nếu sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra có chu kỳ sống ngắn thì cũng nên đưa ra mức giá cao hơn, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng tuyệt đối.

Xây dựng chiến lược định giá sản phẩm 4P trong Marketing

Xây dựng chiến lược định giá sản phẩm

Chiến lược phân phối sản phẩm một cách hợp lý

Đối với chiến lược Marketing 4P, việc lựa chọn địa điểm kinh doanh và nơi phân phối đóng vai trò hết sức quan trọng. Doanh nghiệp nên chọn lựa những kênh phân phối một cách hợp lý với các dòng sản phẩm đã và đang cung cấp.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên cân nhắc, kết hợp nhiều hình thức phân phối để giúp sản phẩm dễ dàng, nhanh chóng đến tay người tiêu dùng.

Doanh nghiệp có thể chọn các hình thức phân phối sau:

  • Bày bán, tiếp thị sản phẩm ở các cơ sở kinh doanh (siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ,…) để tạo niềm tin cho khách hàng.
  • Tạo trang website kinh doanh trực tuyến để khách hàng có thể dễ dàng mua online sản phẩm mình cần.
  • Phân phối sản phẩm đến các nơi như: siêu thị, đại lý trung gian, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa,…

Chiến lược quảng bá sản phẩm một cách rộng rãi

Các doanh nghiệp có thể chọn lựa nhiều cách quảng bá, quảng cáo sản phẩm khác nhau. Trong đó có cách thức quảng bá bằng “Chiến lược truyền thông đa phương tiện” hiện rất phổ biến và có hiệu quả cao.

Chiến lược truyền thông đa phương tiện là cách áp dụng các công cụ quảng cáo vào việc hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của khách hàng.

  • Tiếp thị trực tiếp qua tin nhắn, email Marketing…
  • Thông qua nhóm khách hàng mục tiêu để giới thiệu về thương hiệu quảng cáo sản phẩm,dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi, dài hạn hay ngắn hạn hấp dẫn cho khách hàng.
  • Đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh để nhanh chóng liên hệ, tìm hiểu và thiết lập mối quan hệ với khách hàng – người tiêu dùng.
  • Quảng cáo trên nền tảng internet và các công cụ kỹ thuật trực tuyến phổ biến.
  • Tổ chức nhiều sự kiện như triển lãm, họp báo giới thiệu sản phẩm mới, ra mắt sản phẩm…. Để dễ dàng đưa sản phẩm tiếp cận khách hàng.
  • Ngoài ra có phát tờ rơi kết hợp với các sản phẩm dùng thử tại các địa điểm như siêu thị, hội chợ hay trung tâm thương mại.

4P trong Marketing có thực sự hiệu quả trong kinh doanh?

Cách quảng bá sản phẩm của chiến lược 4P trong Marketing

Kết luận

Hy vọng bài viết chia sẻ trên đây về vấn đề “4P trong Marketing là gì?” sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn. và có cách vận dụng chiến lược này một cách hiệu quả và thành công.

Nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về “Marketing 4P là gì”, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên viên của Mạnh Tường Media để được hỗ trợ một cách tận tình nhất.

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO MẠNH TƯỜNG MEDIA

Bài Viết Liên Quan