Trong thời gian gần đây, công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT đang thu hút sự quan tâm của giới công nghệ. Vậy có điều gì mà mọi người lại thích thú công nghệ này đến vậy? Hãy cùng Mạnh Tường Media tìm hiểu từ A – Z về công cụ ChatGPT trong bài viết dưới đây!

Công cụ ChatGPT là gì?

ChatGPT với tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer, là một chatbot do công ty OpenAI phát triển. Là một AI (trí thông minh nhân tạo), ChatGPT thu hút người dùng nhờ kho kiến thức mà công cụ này đã học được. Nó có thể trả lời lưu loát các câu hỏi thuộc bất cứ lĩnh vực nào mà bạn đưa ra.  Không chỉ vậy, ChatGPT còn có thể soạn nhạc, làm thơ, thiết kế và thậm chí là sửa lỗi trong lập trình. 

Sự hiểu biết sâu rộng đa lĩnh vực đã giúp ChatGPT trở thành công cụ được người dùng lựa chọn để trò chuyện thay vì tìm kiếm thông tin trên Google. Điều này đã khiến số lượng người sử dụng công cụ ChatGPT đạt mốc 100 triệu người/tháng. Chỉ trong vòng 2 tháng kể từ ngày ra mắt, ChatGPT đã trở thành ứng dụng được yêu thích và hỗ trợ người dùng nhanh nhất lịch sử, vượt qua rất nhiều mạng xã hội nổi tiếng như TikTok, Instagram hay Google Translate.

Người dùng hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này miễn phí bằng cách tạo tài khoản trên nền tảng OpenAI. Tuy nhiên, công cụ chatbot này chưa hỗ trợ mở tài khoản tại Việt Nam. Người dùng trong nước nếu muốn trải nghiệm thì cần sử dụng mạng riêng ảo (VPN) và thuê số điện thoại nước ngoài với giá vài USD.

ChatGPT là gì?
Người dùng thích tìm hiểu thông tin bằng cách trò chuyện với ChatGPT hơn sử dụng Google

Nguyên lý hoạt động của công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT

ChatGPT hoạt động theo nguyên lý ghi nhận câu hỏi từ người dùng, sau đó phân tích tổng hợp dựa theo nguồn dữ liệu trong hệ thống để đưa ra câu trả lời chính xác. 

Cụ thể, ChatGPT sử dụng thuật toán Transfomer để trả lời câu hỏi. Transformer là một mô hình Deep Learning được sử dụng trong Natural Language Processing để xử lý văn bản. Khi ChatGPT nhận được câu hỏi từ người dùng, mô hình trên sẽ tiến hành phân tích văn bản, sau đó tìm kiếm trong bộ nhớ để tìm ra câu trả lời phù hợp nhất. Để đảm bảo độ chính xác trong các câu trả lời, mô hình còn sử dụng một số kỹ thuật như Masked Language Modeling hay Attention để xác định độ quan trọng của từng từ trong câu hỏi và văn bản. 

Nguyên lý hoạt động của công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT
ChatGPT hoạt động dựa trên mô hình Deep Learning được sử dụng trong Natural Language Processing

Tổng quan, thuật toán của ChatGPT giống như một hệ thống tìm kiếm văn bản được cải tiến bằng mô hình Deep Learning, cho phép nó tìm kiếm, trả lời một cách tự động và chính xác nhất. 

Tuy nhiên, các dữ liệu trên ChatGPT mới được huấn luyện đến năm 2021, nên công cụ này chưa thể cập nhật những thông tin mới nhất hiện nay. Ngoài ra, mô hình AI như ChatGPT có thể chứa nhiều thông tin sai lệch, do đó người dùng cần kiểm tra lại các thông tin trước khi sử dụng chúng. Mặc dù vậy, với việc được huấn luyện trên một lượng dữ khổng lồ, bao gồm cả thông tin lịch sử, khoa học, công nghệ, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác, công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT hứa hẹn trở thành công cụ hỗ trợ tuyệt vời cho nhiều ngành nghề trong tương lai. 

Người đứng sau ChatGPT là ai?

Người đứng sau thành công của ChatGPT là Sam Altman – CEO và nhà đồng sáng lập OpenAI. Sam Altman sinh 1985, là người gốc Do Thái nhưng lớn lên ở St. Louis, bang Missouri, Mỹ. 

Cha đẻ của ChatGPT
Sam Altman – Cha đẻ của công cụ chatbot ChatGPT

Sau khi tốt nghiệp trường John Burroughs, Altman theo học ngành Khoa học máy tính tại Đại học Stanford danh tiếng nhưng quyết định bỏ học vào năm 2005. Sau đó, ông cùng với bạn sáng lập ra Loopt – ứng dụng di động và mạng xã hội dựa trên vị trí. Loopt từng huy động được 30 triệu USD đầu tư, nhưng phải đóng cửa vào năm 2012 vì không thu hút được sự chú ý. Cuối cùng, startup này bị Green Dot Corporation thâu tóm với giá 43,4 triệu USD.

Altman bắt đầu làm đối tác bán thời gian tại Y Combinato vào năm 2011. Đến tháng 2/2014, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch công ty. Hai năm sau, ông trở thành chủ tịch của YC Group, gồm Y Combinator và các đơn vị khác, đặt mục tiêu tài trợ 1.000 startup mỗi năm.

Đến năm 2019, Altman từ chức để tập trung vào OpenAI. Kể từ khi được Sam Altman điều hành, OpenAI đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Giữa năm 2022, OpenAI đã cho ra mắt AI Dall-E 2, cho phép người dùng tạo tác phẩm nghệ thuật chỉ bằng chuỗi văn bản. Đến cuối năm 2022, ChatGPT do OpenAI phát triển đã tạo nên một làn sóng quan tâm của giới công nghệ, trở thành đối thủ đáng sợ của nhiều công ty công nghệ lớn, trong đó có Google. 

Dù đạt được nhiều thành tựu trong công việc nhưng Altman – CEO OpenAI ít chia sẻ về cuộc sống cá nhân. Ông từng thừa nhận mình là người đồng tính nam và ăn thuần chay từ nhỏ. 

Tiềm năng của công cụ chatbot ChatGPT trong tương lai

ChatGPT có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả website tìm kiếm, website hỗ trợ khách hàng, website tư vấn chuyên sâu và nhiều hơn nữa. Nó cũng được sử dụng trong các cuộc trò chuyện trực tuyến, hệ thống tự động hóa tư vấn và các hệ thống hỗ trợ tình báo.

Trong tương lai, công cụ này có thể hỗ trợ chuyên sâu cho các nghiên cứu khoa học và công nghệ, giúp các chuyên gia và nhà khoa học cải thiện hiệu suất trong việc tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để tạo ra nội dung tự động và tăng hiệu quả cho các hoạt động quảng cáo, truyền thông. 

Bằng việc cung cấp một công cụ hữu ích cho nhiều lĩnh vực, ChatGPT giúp tăng hiệu quả và tối ưu hóa quá trình làm việc.

Ứng dụng ChatGPT trong công việc như thế nào?

ChatGPT cung cấp cho chúng ta một lượng lớn đa dạng các chủ đề, khái niệm cùng nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chính vì vậy, chúng ta có thể ứng dụng công cụ này trong giải toán đố, dịch ngôn ngữ hoặc tìm hiểu thông tin trong mọi lĩnh vực. 

Chi tiết hơn, ChatGPT có thể trở thành trợ tá cho các ngành nghề sau:

  • Công nghệ thông tin: Sử dụng ChatGPT để giải các vấn đề mã hóa nếu có vướng mắc trong quá trình gỡ lỗi, gợi ý lập trình trong quá trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin.
  • Marketing, PR: Lên ý tưởng nội dung về chủ đề, từ khóa, sáng tạo nội dung cho các kênh mạng xã hội, nâng cao chất lượng nội dung, hay tạo các tiêu đề hấp dẫn cho các bài đăng. 
  • Chăm sóc khách hàng: Giải đáp các thắc mắc và đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng.
  • Dịch thuật: Dịch thuật văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
  • Ngành giáo dục: Viết luận, viết truyện, sáng tác thơ, hay thậm chí cả lời nhạc với mức độ đạo văn là 0%. 
Ứng dụng của ChatGPT
ChatGPT có thể ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề trong tương lai

Trong môi trường công sở, ChatGPT giúp người lao động tóm tắt tài liệu có nội dung dài, hoàn thiện văn bản từ email đến các tài liệu khác, qua đó giúp bạn nâng cao hiệu suất công việc một cách tốt nhất. 

Có thể thấy, ChatGPT là một công cụ hữu ích trong bối cảnh hiện đại, khi mọi thứ đều được công nghệ hóa và luôn thay đổi liên tục. Tuy nhiên, với sức mạnh của AI và ChatGPT là một điển hình, chúng ta cần sử dụng nó một cách phù hợp và có trách nhiệm. Chúng ta chỉ nên xem ChatGPT như một dạng tài nguyên tham khảo chứ không nên dựa vào nó như một nguồn tin tuyệt đối để tránh đưa ra các quyết định, hành động có tác động tiêu cực. 

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO MẠNH TƯỜNG MEDIA

Bài Viết Liên Quan