Các chuyện ngành Marketing

Các chuyên ngành Marketing gồm những gì? Học ngành Marketing có gặp khó khăn không? Có cơ hội việc làm ra sao sau ra trường? Marketing hiện nay là một thành phần không thể thiếu trong các hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua bài viết dưới đây cùng Mạnh Tường Media tìm hiểu sâu hơn về Marketing.

Ngành marketing là gì?

Ngành Marketing bao gồm mọi hoạt động kinh doanh với mục đích thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của khách hàng, thông qua quá trình phát triển thương hiệu, tiếp thị sản phẩm/dịch vụ. Marketing luôn hướng đến mục tiêu lớn là trở thành cầu nối vững bền giữa doanh nghiệp với các khách hàng mục tiêu.

Marketing hỗ trợ quá trình tạo lập các giá trị từ khách hàng và xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng với mục tiêu thu về lợi ích, lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ những giá trị đã được tạo ra. Trong đó, các chuyên ngành Marketing đào tạo, bồi dưỡng học viên theo hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại.

Phát triển học tập cùng các chuyên ngành Marketing

Ngành Marketing là gì?

Các chuyên ngành Marketing đào tạo gồm những khía cạnh: 

  • Nghiên cứu thị trường
  • Xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng
  • Thiết kế chương trình phân phối sản phẩm
  • Tổ chức phân phối sản phẩm
  • Định giá sản phẩm
  •  Quảng bá thương hiệu
  • Tổ chức sự kiện…

Với các chuyên ngành Marketing, sinh viên, học viên sẽ được bồi dưỡng khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu, tìm hiểu thị trường; nghiên cứu nhu cầu và hành vi khách hàng; hoạch định chiến lược quảng bá và phát triển sản phẩm thương hiệu một cách hiệu quả; Có tính nhạy bén trong nhận biết cơ hội hay thách thức trước đối thủ cạnh tranh…

Các chuyên ngành marketing

Bên cạnh những kiến thức tổng quan, các chuyên ngành Marketing còn giúp sinh viên trang bị đầy đủ các kỹ năng chuyên môn, đề cao ngoại ngữ cùng những kỹ năng mềm như giao tiếp, tạo lập kế hoạch, thương lượng – đàm phán,…

Các chuyên ngành Marketing đa dạng về kiến thức chuyên môn

Marketing đa dạng về chuyên môn

Ở mỗi trường sẽ có mục tiêu và chương trình đào các chuyên ngành Marketing khác nhau. Nhưng nhìn chung có thể được chia thành 4 chuyên ngành chủ yếu nhau như:

Chuyên ngành Marketing thương mại

Giống với các ngành học như truyền thông Marketing, quản trị thương hiệu, thì các chuyên ngành Marketing về thương mại là phân ngành nhỏ trong toàn cảnh lĩnh Marketing rộng lớn.

Marketing thương mại giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng và dẫn dắt khách hàng đến với sản phẩm doanh nghiệp đang phát triển, từ đó đạt được những mục tiêu về doanh số, lợi nhuận, thị phần.

Nói dễ hiểu hơn thì Marketing thương mại là việc thương mại hóa các chiến lược Marketing, biến các hoạt động tiếp thị thương hiệu doanh nghiệp trở thành những hoạt động mang tính chất thương mại.

Marketing thương mại là quá trình quan trọng trong hoạt động Marketing cũng như các chuyên ngành Marketing khác. Nó hỗ trợ  thực hiện các hoạt động liên quan đến người mua hàng: khuyến mãi, giảm giá, trưng bày, phát triển kênh phân phối, kích hoạt tại điểm bán,….

Với các chuyên ngành Marketing thương mại sau tốt nghiệp sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí như: nhân viên kinh doanh, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên PR, nhân viên Marketing…

Chuyên ngành Quản trị thương hiệu

Với chuyên ngành Quản trị thương hiệu, ngoài những kiến thức căn bản được cung cấp về kinh tế và kinh doanh nói chung, sinh viên còn được bồi dưỡng chuyên sâu về thực tiễn lĩnh vực Marketing.

Những khía cạnh mà sinh viên sẽ được học và nghiên cứu trong các chuyên ngành Marketing về Quản trị thương hiệu gồm: hành vi khách hàng; quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị; nghiên cứu marketing; ; quản trị thương hiệu; định giá và chuyển nhượng thương hiệu; chiến lược thương hiệu; quảng cáo và xúc tiến thương mại quốc tế; truyền thông marketing…

Khi học Quản trị thương hiệu sinh viên sẽ biết cách phân tích, tạo lập kế hoạch; triển khai tổ chức các ý tưởng và quyết định marketing về sản phẩm và thương hiệu; giải quyết các tình huống và thực hành về xây dựng; phát triển, quản trị thương hiệu…

Đối với quản trị thương hiệu sinh viên cần có những sáng tạo nội dung ấn tượng, khác biệt để có dấu ấn hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp mình với khách hàng. 

Các bộ phận sau tốt nghiệp các chuyên ngành Marketing về mảng Quản trị thương hiệu sinh viên có thể phù hợp vào làm gồm:

  • Bộ phận quản trị marketing và thương hiệu.
  • Bộ phận quản trị dự án về thương hiệu.
  • Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh.
  • Bộ phận nghiên cứu, giảng dạy hoặc làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu và chuyên viên nghiên cứu thương hiệu tại các doanh nghiệp.
  • Bộ phận quản trị hoạt động truyền thông xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ.
  • Bộ phận quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng và phát triển thị trường, nghiên cứu thị trường khách hàng.

Chuyên ngành Quản trị Marketing

Quản trị marketing là chuyên ngành khá mới, đây là một ngành được tích hợp từ 2 ngành học là Quản trị kinh doanh và Marketing. Khi xu thế 4.0 đang bùng nỗ, thì hiện nay ngành Quản trị Marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng. 

Khi học Quản trị Marketing, sinh viên sẽ được nghiên cứu và tìm hiểu về cách phân tích, tạo lập kế hoạch, kiểm tra và thực hiện việc thi hành các phương án với mục tiêu nhằm củng cố, duy trì và thiết lập những cuộc trao đổi, giao dịch có lợi với những người mua đã được lựa chọn để hướng đến những mục tiêu định sẵn của doanh nghiệp.

Quản trị Marketing là hoạt động không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế nhu cầu tuyển dụng với các chuyên ngành Marketing đặc biệt với mảng quản trị Marketing ngày một tăng lên. Nên sau tốt nghiệp sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí việc làm hấp dẫn như: Chuyên viên nghiên cứu thị trường, nhân viên truyền thông,…

Chuyên ngành Truyền thông Marketing

Truyền thông Marketing là chiến lược đòi hỏi một doanh nghiệp phải tạo lập kế hoạch sáng tạo, tích hợp và triển khai các hình thức truyền thông phù hợp như quảng cáo, thúc đẩy bán hàng, khuyến mãi, sự kiện giới thiệu sản phẩm.

Khi theo học chuyên ngành Truyền thông Marketing, sinh viên sẽ được học những kiến thức cơ bản liên quan đến kinh tế, xã hội, song song với đó là những kiến thức sâu rộng của các chuyên ngành Marketing.

Bên cạnh những kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như: kỹ năng tư duy sáng tạo, lập kế hoạch kinh doanh, làm việc nhóm, thuyết trình, làm việc nhóm, giao tiếp,…

Hiện nay Truyền thông Marketing có cơ hội việc làm rất cao và đang là ngành nghề được các doanh nghiệp ưu tiên về nguồn nhân lực. Nếu sinh viên là người có chuyên môn cao, lại có cho mình đầy đủ kỹ năng làm việc, sau khi tốt nghiệp hoàn thể có thể làm việc tại bộ phận Truyền thông Marketing ở các doanh nghiệp với công việc cụ thể như:

  • Lên các chiến dịch quảng cáo
  • Viết bài truyền thông
  • Tổ chức và quản lý hoạt động Tổ chức sự kiện
  • Lên kế hoạch truyền thông phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp
  • Xây dựng và hoạch định chiến lược thông điệp & phương tiện truyền thông

Các ngành Marketing chủ yếu là gì?

Chuyên ngành Marketing phổ biến

Cơ hội việc làm ngành marketing sau khi ra trường

Như nội dung ở phần các chuyên ngành Marketing ở trên thì cơ hội nghề nghiệp ngành Marketing sau ra trường của sinh viên rất đa dạng. Trong thời gian học, sinh viên sẽ tích góp được nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực Marketing.

Cử nhân các chuyên ngành Marketing thường được nhận và làm các công việc như: marketing online, trợ lý truyền thông, quan hệ công chúng, copywriter, marketing, quan hệ khách hàng, quản lý thương hiệu… Một số vị trí này là gợi ý về công việc tương lai, ngoài ra thì cơ hội nghề nghiệp của ngành Marketing là rất rộng lớn và gần như không giới hạn.

Các chuyên ngành Marketing có cơ hội việc làm ra sao?

Cơ hội việc làm ngành Marketing

Hy vọng bài viết trên đây của Mạnh Tường Media sẽ đã cung cấp cho các bạn học sinh, sinh viên những thông tin hữu ích về một trong những ngành học “hot” và tốt nhất hiện nay.

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO MẠNH TƯỜNG MEDIA

Bài Viết Liên Quan