Các chiến lược Marketing cơ bản được tạo lập trên phương diện là các phương án được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp. Hầu như ,các chiến lược Marketing luôn vận hành luân phiên trong hoạt động của doanh nghiệp với các hoạch định được sử dụng cho các mục đích phát triển khác nhau.
Chiến lược Marketing là bản kế hoạch mang mục đích tiếp thị sản phẩm và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp một cách hoàn chỉnh với từng bước đi cụ thể. Một chiến lược Marketing hoàn hảo sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực vào những cơ hội tốt nhất để có thể thu hút sự chú ý của khách hàng với thương hiệu cũng như tăng doanh số bán hàng.
Các chiến lược Marketing cơ bản trong hoạt động doanh nghiệp thường gồm:
Chiến lược Marketing là gì?
Mục tiêu chính của các chiến lược marketing cơ bản là lấy được nhiều sự chú ý của đối tượng tiêu dùng mới và cung cấp các dịch vụ/sản phẩm mới cho các khách hàng tiềm năng cũ để họ hài lòng hơn. Qua đó dần dần tăng số lượng khách hàng.
Marketing đại trà nhắm đến mục tiêu thị trường cực rộng lớn, thường sẽ không chia phân khúc thị trường, mà sẽ theo đuổi tất cả đối tượng khách hàng. Dựa vào đó, khi một doanh nghiệp bắt đầu chiến lược Marketing này đồng nghĩa là họ chấp nhận bỏ qua đặc điểm của từng phân khúc thị trường, dịch vụ/sản phẩm của họ phục vụ mọi đối tượng khách hàng, bao quát toàn bộ thị trường. Ngoài ra, chiến lược này cũng chú trọng doanh số, sản phẩm luôn yêu cầu phải đáp ứng nhu cầu của phần đông khách hàng và giá thành ở phải hợp lý.
Các lợi ích có được trong việc ứng dụng chiến lược marketing đại trà có thể kể đến như:
Marketing đại trà
Marketing đại trà phù hợp với các sản phẩm mang tính phổ thông như gạo, thuốc lá, ngũ cốc, cà phê,… Vì những mặt hàng này đáp ứng nhu cầu toàn dân, dùng hằng ngày và người sử dụng cũng không quá xem xét vào sự khác nhau giữa các thương hiệu trên thị trường.
Marketing phân biệt còn được gọi là Differentiated Marketing Strategy. Mô hình chiến lược này đặc biệt quan tâm việc chia phân khúc trên thị trường, tập trung nghiên cứu từng nhóm đối tượng khách hàng.
Các doanh nghiệp khi chọn lựa chiến lược này đồng nghĩa với việc họ phải đầu tư rất nhiều chi phí cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thị trường. Trong thời gian nghiên cứu, thị trường sẽ có biến động theo từng thời điểm và mỗi thời điểm này doanh nghiệp phải triển khai các loại hình chiến lược chi tiết khác nhau, có sự phân biệt.
Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ đưa ra nhiều loại dịch vụ/sản phẩm khác nhau cho từng thời điểm. Khi bắt đầu chương trình khuyến mãi, sản phẩm sẽ liên tục thay đổi giá bán theo từng chương trình. Mỗi sản phẩm khi đưa ra thị trường sẽ có sự đối hướng để phù hợp với mỗi một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.
Marketing phân biệt
Marketing phân biệt có ưu điểm lớn chính là đáp ứng rất tốt nhu cầu, mong muốn của từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, giúp ích cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trở nên đa dạng và có độ phủ sóng rộng.
Nhược điểm của của mô hình Marketing này là doanh nghiệp khi thực hiện phải đầu tư chi phí lớn cho nghiên cứu thị trường. Đây là một trong các chiến lược Marketing cơ bản chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có khả năng cung ứng nhiều sản phẩm. Còn với các doanh nghiệp có định hướng theo chuyên môn hóa thị trường, sản phẩm sẽ không phù hợp.
Marketing tập trung (Centralized Marketing Strategy) luôn tập trung khai thác một mảng thị trường nhất định, trái ngược hoàn toàn với 2 mô hình Marketing nói trên. Với chiến lược Marketing này, doanh nghiệp chỉ quan tâm vào một giai đoạn thị, một phân khúc thị trường, theo đó phát triển trên chỗ đứng tại mảng thị trường đó. Doanh nghiệp lựa chọn mô mô hình Marketing tập trung sẽ nhanh chóng đứng vững trên hành trình tạo ưu thế độc quyền thương hiệu và có sức ảnh hưởng riêng biệt.
Tuy nhiên, rủi ro trong chiến lược này cũng là thứ đáng cân nhắc, khi một mảng thị trường nào đó bị suy thoái hoặc không thể tiếp tục phát triển đồng nghĩa với sự tồn tại của doanh nghiệp cũng khó lâu dài. Bên cạnh việc phải đối mặt với sự suy giảm nhu cầu trong phân khúc thị trường đó, doanh nghiệp còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ có thể làm mất đi ưu thế.
Những doanh nghiệp nhỏ và vừa rất thích hợp để ứng dụng loại hình chiến lược Marketing này. Tương tự các doanh nghiệp lớn muốn có độ bao phủ thị trường cũng có thể ứng dụng chiến lược Marketing tập trung vào kế hoạch kinh doanh của mình.
Marketing tập trung
Hiện nay có rất nhiều cách để tạo lập các chiến lược marketing đem lại hiệu quả cao. Sau đây là 5 yếu tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến sự thành công của chiến lược tiếp thị thương hiệu doanh nghiệp.
Với công việc nghiên cứu thị trường, hãy bắt đầu từ tìm hiểu thói quen, mong muốn cũng như sở thích của khách hàng về dịch vụ/sản phẩm. Đồng thời,doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ vào nguồn tiêu dùng mục tiêu để hoàn thiện dịch vụ/sản phẩm cho phù hợp với các đối tượng. Bất cứ loại hình kinh doanh nào cũng cần lấy khách hàng làm đối tượng trung tâm để phát triển.
Từ các vấn đề nghiên cứu liên quan đến độ tuổi, giới tính, sở thích, địa vị xã hội, nơi sống và cả trình độ học vấn,… doanh nghiệp sẽ suy ra được tính cách và động lực mua hàng của khách hàng một cách dễ dàng hơn. Mỗi một sự quan tâm của khách hàng dành cho dịch vụ/sản phẩm cao, thì doanh nghiệp nên đáp ứng nhu cầu đó của họ. Có như vậy mới tạo nên mong muốn mua tiêu dùng lớn, kích cầu chuyển đổi thành hành động nhanh hơn.
Doanh nghiệp có khai thác thông tin bằng các landing page hoặc form điền thông tin. Lấy thông tin từ Cookie của khách hàng để insight khách hàng để dễ dàng thấu hiểu những mong muốn, yêu của họ. Từ việc làm đó doanh nghiệp sẽ biết thêm về giờ online, thói quen sử dụng internet, các kênh tìm kiếm dịch vụ/sản phẩm của khách hàng. Nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về khách hàng mục tiêu thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng có các chiến lược Marketing cơ bản và kế hoạch Marketing phù hợp, hiệu quả cao.
Nắm bắt mục tiêu khách hàng
Ở công việc xác định đối tượng cạnh tranh này, doanh nghiệp phải luôn có hướng đi trước đối thủ của mình. Phải luôn có các chiến lược táo bạo, nổi bật, ổn thỏa hơn đối thủ.
Khách hàng khi đặt bên bàn cân so sánh 2 thương hiệu có cùng một dịch vụ/sản phẩm, họ sẽ nhận định dựa trên các tiêu chí về mức lan tỏa của thương hiệu, giá thành, thứ hạng website, chiến lược kinh doanh,… Vì thế doanh nghiệp phải phân tích đối thủ cạnh tranh của mình trên nhiều phương diện.
Nếu doanh nghiệp thấy được chiến lược của đối thủ làm tốt hơn mình, có những điểm mà đối thủ lại thua kém mình, thì việc hỗ trợ cải thiện doanh nghiệp và khai thác thời cơ phát triển sẽ tốt hơn.
Doanh nghiệp cần tìm kiếm các kênh marketing mà đối thủ cạnh tranh hoạt động. Phân tích, đánh giá các chiến lược Marketing cơ bản, đến chuyên sâu trên các kênh này. Lưu ý cách họ tạo nội dung, sự kiện cho sản phẩm, thời điểm đăng đăng tải của họ. Đặc biệt chú trọng tìm hiểu, nghiên cứu từ khóa họ đang sử dụng, hình thức SEO để họ tăng thứ hạng như thế nào…
Ngày nay, có rất nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu đối thủ. Hay doanh nghiệp cũng có thể chọn cách trở thành “khách hàng” của đối thủ để nhận email, inbox trên các trang tương tác. Điều này sẽ hỗ trợ theo dõi thường xuyên các chiến lược và các kế hoạch marketing, sự kiện của đối thủ cạnh tranh dễ dàng hơn.
Xác định đối tượng đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường có đến hàng chục kênh Marketing khác nhau hoạt động. Việc dàn trải các quảng cáo của mình trên tất cả kênh thông tin là không nên. Doanh nghiệp nên tập trung vào những kênh mà khách hàng thường tương tác hay sử dụng.
Kênh marketing online và kênh tiếp thị truyền thống rất phong phú. Doanh nghiệp nên dựa vào các dữ liệu phân tích phân khúc khách hàng mục tiêu để chọn kênh Marketing hợp lý nhất.
Một trong các chiến lược Marketing cơ bản là chia nhỏ phễu bán hàng theo công thức AIDA được sử dụng rất phổ biến. Chiến lược này sẽ hoạt động từ việc thu hút, khơi gợi mong muốn khách hàng sau đó CTA hành động để kích thích khách hàng mua tiêu dùng.
Sử dụng chiến lược chia nhỏ phễu bán hàng
Doanh nghiệp cần đưa ra số KPI cần đạt được. Đồng thời đảm bảo các hoạt động trong chiến dịch thu về đúng KPI đặt ra cũng như phát huy khả năng tốt nhất. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể tạo lập mục tiêu bằng mô hình SMART như sau:
Đề ra mục tiêu cần đạt được rõ ràng
Các chiến lược marketing cơ bản đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công, phát triển của doanh nghiệp cũng như thương hiệu. Doanh nghiệp cần nắm rõ bản chất của các chiến lược marketing và ứng dụng tốt thì sẽ dễ mang lại hiệu quả cao.
Hy vọng những thông tin mà Mạnh Tường Media mang lại sẽ hữu ích với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa có thời gian đầu tư về đội ngũ hoạt về các vấn đề Marketing, Mạnh Tường Media rất hân hạnh được đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển các các dự án, chiến lược Marketing kinh doanh sắp tới. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua các cách thức sau:
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO MẠNH TƯỜNG MEDIA