Mỗi doanh nghiệp dù quy mô hay tầm hoạt động rộng lớn tới thì vẫn sẽ cần các chiến lược Marketing, truyền thông độc đáo để có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để có một chiến dịch Marketing hiệu quả, cần có một bản kế hoạch Marketing, sau đây hãy cùng Mạnh Tường Media tìm hiểu các bước lập kế hoạch Marketing.
Kế hoạch Marketing (Marketing Plan) là một công cụ, là kế hoạch chức năng nhằm mục tiêu điều hành hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị Marketing cần phải xây dựng các kế hoạch Marketing tốt để làm cơ sở tổ chức, thực hiện các chiến lược Marketing.
Cần có kế hoạch Marketing cụ thể để chiến dịch tiếp thị đạt hiệu quả
Kế hoạch Marketing là một loại văn bản pháp lý chứa những nội dung như: phân tích cơ bản về thị trường và môi trường sẽ tiến hành Marketing, xác định thị trường mục tiêu, các mục tiêu và thời gian cụ thể, ngân sách cho chiến lược, các chỉ dẫn cho hoạt động Marketing sẽ thực hiện và phân bố các hoạt động này theo thời gian thực hiện kế hoạch.
Lập kế hoạch Marketing đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp phát triển các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu.
Giúp bạn thực hiện các hoạt động Marketing chính xác và hiệu quả, từ đó thu hút lượng lớn khách hàng mục tiêu so với các đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần. Các lợi ích mà doanh nghiệp sẽ nhận lại được khi xây dựng một bản kế hoạch Marketing tốt:
Kế hoạch Marketing vô cùng quan trọng khi mang lại nhiều lợi ích
Để xây dựng một bản kế hoạch Marketing hoàn chỉnh có thể tiêu tốn thời gian, ngân sách và nhân lực của doanh nghiệp tuy nhiên với những lợi ích mang giá trị to lớn như trên thì các doanh nghiệp nên quan tâm đến để hướng đến sự thành công to lớn của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp có thể có những sự khác nhau về lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm hoặc dịch vụ. Tuy nhiên vẫn sẽ sử dụng 7 bước lập kế hoạch Marketing cơ bản như sau:
Bước đầu tiên để có thể xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả cho doanh nghiệp là cần phải nắm bắt chính xác những thông tin liên quan đến doanh nghiệp đó. Tất cả những gì bạn cần phải nắm được chính là mục tiêu kinh doanh, cách thức vận hành, thông tin sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, …. Bằng cách này, bạn có cái nhìn tổng quan nhất về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như thực trạng môi trường bên ngoài.
Nắm thông tin doanh nghiệp là việc đầu cần làm trong các bước lập kế hoạch Marketing
Mô hình phân tích SWOT cũng được nhiều nhân viên Marketing áp dụng nhằm xác định chi tiết những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty. Từ đó, các Marketer có thể đưa ra những ý tưởng mới mẻ để xây dựng kế hoạch Marketing phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Xác định thị trường mục tiêu là một bước vô cùng quan trọng mà bạn có thể đã nghe đi nghe lại nhiều lần trong các chương trình đào tạo Marketing cho doanh nghiệp. Nếu đã xác định đúng thị trường mục tiêu thì đây là tiền đề mạnh mẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng đưa ra các chiến lược truyền thông với tỉ lệ thành công to lớn.
Xác định đúng thị trường và khách hàng sẽ mang lại sự thành công cho chiến dịch
Ngoài thị trường mục tiêu, cần xác định cụ thể khách hàng mục tiêu của mình là ai? Tìm hiểu chi tiết những thông tin liên quan đến khách hàng của doanh nghiệp như: nhân khẩu học, hành vi, thói quen mua sắm,… Đồng thời, tự đưa ra những câu hỏi vì sao khách hàng nên mua sản phẩm của bạn? Vấn đề của khách hàng là gì? Hiểu thật rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là bạn đã có cơ sở vững chắc để tiến tới các bước lập kế hoạch Marketing tiếp theo.
Dù trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề hay thị trường kinh doanh nào thì luôn có những đối thủ cạnh tranh xung quanh sẵn sàng vượt lên và “đè bẹp” bạn để nắm giữ thêm thị phần. Các đối thủ có thể mạnh hoặc yếu hơn bạn, tuy nhiên doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu phát triển cụ thể hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần.
Phân tích đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở cho chiến lược
Hãy bắt đầu bằng việc thu thập tất cả những thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh từ điểm mạnh, yếu cũng như các chiến lược Marketing của họ. Những thông tin này sẽ là nội dung tham khảo hữu ích cho bản kế hoạch Marketing của doanh nghiệp: hiểu được đối thủ làm tốt ở chỗ nào mình có thể học hỏi theo, biến điểm yếu của đối thủ trở thành thế mạnh của mình, so sánh sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ? Tận dụng triệt để những điều này sẽ giúp cho bạn có thể xây dựng được một kế hoạch Marketing cực kỳ hiệu quả cho doanh nghiệp.
Thêm vào đó, hiểu rõ về đối thủ cũng là cách để doanh nghiệp chuẩn bị cho mình sự tự tin để sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thách thức của thị trường.
Thiết lập các mục tiêu theo một lộ trình thời gian cụ thể và rõ ràng là điều tối quan trọng trong quá trình lập kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp. Đâu là mục tiêu mong muốn đạt được? Mục tiêu Marketing trong năm từng là gì?
Dựa vào tình hình kinh doanh, khả năng và mục tiêu của doanh nghiệp mà bộ phận Marketing có thể thiết lập các mục tiêu khác nhau từ vi mô đến vĩ mô. Và nếu đã đặt ra mục tiêu thì cần tập trung vào việc thực hiện và hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đề ra. Nếu duy trì tốt thì kế hoạch Marketing cho doanh nghiệp mới có thể triển khai theo đúng tiến độ đã được vạch ra sẵn từ đầu năm.
Mục tiêu rõ ràng sẽ dễ dàng khiến nhân sự hình dung và hướng đến
Khi bạn đã xác định tất cả các mục tiêu cần thực hiện thì bước tiếp theo đó chính là cụ thể hóa các chiến lược để phục vụ việc hoàn thành các mục tiêu này. Với từng mục tiêu, hãy liệt kê chi tiết những nhiệm vụ và hành động liên quan nhằm phục vụ việc hoàn thành mục tiêu để thực hiện chúng một cách tuần tự và không bỏ sót bất cứ nhiệm vụ nào. Với cách này, bạn cũng có thể kiểm soát được mục tiêu mình đưa ra có thiết thực và có cần thay đổi để phù hợp với mục tiêu chung của chiến dịch hay không.
Tính toán ngân sách cho kế hoạch Marketing là một quy trình khó khăn, tuy nhiên đó là bước bắt buộc cần thực hiện nếu doanh nghiệp muốn triển khai hiệu quả chiến lược Marketing của mình.
Hoạch định cụ thể và chi tiết những khía cạnh về tài chính liên quan đến hoạt động Marketing mà doanh nghiệp muốn triển khai như: cần chi bao nhiêu tiền cho việc triển khai Marketing trong năm? Từng hạng mục sẽ cần ngân sách bao nhiêu? Nguồn ngân sách lấy từ đâu?…
Và quan trọng hơn hết khi xây dựng ngân sách cho hoạt động Marketing thì bạn cần phải tham khảo, đánh giá kỹ lưỡng để có những điều chỉnh ngân sách phù hợp với tình hình tài chính và tiết kiệm chi phí cho công ty.
Ngân sách là thứ duy trì hoạt động Marketing nên cần cân nhắc kỹ lưỡng
Với bước cuối cùng, hãy rà soát lại toàn bộ bản kế hoạch Marketing và gửi cho các bộ phận liên quan để cùng nhau đưa ra những đánh giá, ý kiến điều chỉnh kế hoạch phù hợp và kịp thời để đảm bảo khi triển khai sẽ đem lại thành công cho doanh nghiệp.
Rà soát kỹ lưỡng để dễ dàng kiểm soát và chỉnh sửa chiến dịch
Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin cần thiết cho các bước lập kế hoạch Marketing. Để được tư vấn thêm chi tiết, vui lòng liên hệ ngay 036.288.42.72 – 0819.328.488 (Mạnh Tường Media) để được đội ngũ chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn một cách chi tiết và tốt nhất.
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO MẠNH TƯỜNG MEDIA