6P trong Marketing

Ngày nay, các mô hình Marketing ngày càng đa dạng và được phát triển từ mô hình 4P cơ bản, một trong số đó là mô hình 6P trong Marketing khá thông dụng khoản thời gian hiện nay. Mô hình này như kim chỉ nam giúp cho thương hiệu có thể đi đúng quỹ đạo và tới được đích đến mong đợi. Vậy một 6P sẽ như thế nào? Các P trong đó sẽ là gì? Hãy cùng đọc bài viết để tìm hiểu những điều đó.

1. Proposition – “Lời hứa” của thương hiệu

Với mô hình 6P trong Marketing, Proposition còn gọi là định vị thương hiệu (là một sự hứa hẹn của thương hiệu đối với khách hàng của mình của mình). “Lời hứa” này còn đại diện cho tất cả những “tính cách” của một thương hiệu và sự khéo léo của thương hiệu đó để len lỏi vào trong tâm trí của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược để thỏa mãn những nhu cầu của họ. Một thương hiệu tốt là thương hiệu biết được điều mà khách hàng thích và cần gì để làm nền tảng phát triển trong tương lai.

6P trong Marketing

“Lời hứa” ở mô hình 6P trong Marketing rất quan trọng

Tuy nhiên, cần lưu ý Proposition nếu chỉ đứng một mình thì cũng là vô nghĩa. Chiến lược định vị tốt cần được thể hiện qua nhiều khía cạnh từ thông điệp truyền thông tốt, bao bì tốt, giá cả hợp lý, địa điểm bán phù hợp và quan trọng hơn hết chính là đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thiếu Proposition thì thương hiệu khó tồn tại được lâu dài, nhưng không có sự hỗ trợ của những P sau thì thương hiệu cũng chỉ giống cái loa phường, chỉ toàn nói “lời hay ý đẹp” nhưng không mang lại ý nghĩa thực tiễn nào, từ đó chẳng ai tin tưởng.

2. Product – Chất lượng sản phẩm

“Product is king!”. Dù sản phẩm được tung ra thị trường bằng bất kỳ cách nào và như thế nào đi nữa thì điều tiên quyết cần đảm bảo sản phẩm phải có chất lượng tốt. Đây là giá trị mà thương hiệu trực tiếp trao đến tay người tiêu dùng.

Nói một cách tiêu cực, nếu sản phẩm không tốt, không đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng, thì các quảng cáo cũng chỉ có thể “dụ” khách hàng mua lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng.

Một sản phẩm dù có được quảng cáo và truyền thông rầm rộ bằng những nội dung độc đáo, mới lạ trên đa nền tảng, chạy nhiều TVC (quảng cáo trên truyền hình), tiếp cận số lượng lớn khách hàng nhưng chất lượng lại không ngon, tốt, không đáp ứng được nhu cầu và sự kỳ vọng của khách hàng thì có thể xem sản phẩm đã vô giá trị với người dùng hoặc trở thành 1 sản phẩm tạm bợ. Kéo theo đó, niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp cũng không vững chắc. Có thể nó Product (sản phẩm) là 1 chữ P quan trọng bật nhất ở mô hình 6P trong Marketing.

Product - Chất lượng sản phẩm

Ordinary được tin dùng trong nhiều năm nhờ vào chất lượng sản phẩm

3. Place – Không chỉ là điểm bán

Khi nhắc đến Place (địa điểm), chúng ta không chỉ nói về những nơi mà sản phẩm được bán ra tại đó mà bao hàm tất cả những hoạt động được tổ chức và diễn ra tại điểm bán, tất cả những thông điệp/ hoạt động/ ưu đãi mà thương hiệu tổ chức và truyền đạt khách hàng để tăng độ nhận diện thương hiệu và kích cầu mua hàng.
Ví dụ khi đi vào siêu thị hoặc các trung tâm mua sắm, các sản phẩm được đầu tư đặt quầy hàng quảng cáo (booth) với hình ảnh, thông điệp, âm thanh hoặc có thể là mùi hương nổi bật cùng với các dịch vụ như tư vấn hay trải nghiệm thử sản phẩm và có thể tặng các quà lưu niệm tại các quầy đó thì tỷ lệ khách hàng lựa chọn và nhớ đến sản phẩm của thương hiệu sẽ tăng cao.

Place - Không chỉ là điểm bán

Booth ấn tượng của thương hiệu Oreo sẽ tạo nên ấn tượng sâu sắc với khách hàng

4. Price – Giá cả xứng tầm chất lượng

Giá cả là một thứ vừa linh hoạt nhưng cũng không kém phần nhạy cảm. Một sản phẩm nếu có giá cả quá cao sẽ khiến người tiêu dùng đắn đo trước khi rút tiền ra mua.

Ngược lại nếu giá quá rẻ thì sẽ khiến khách hàng có cảm giác nghi ngờ về chất lượng cũng như nguồn gốc sản phẩm. Vì vậy, giá cả được xem là yếu tố “quyền lực” có ảnh hưởng to lớn đến giá trị của thương hiệu.

Price - Giá cả xứng tầm chất lượng

Cần định giá hợp lý ở mô hình 6P trong Marketing

Có những chiến lược giá và cách định giá khác nhau, từ chiến lược giá thâm nhập cho tới chiến lược giá hớt váng.Từ giá bán đề xuất của thương hiệu, giá bán cho các nhà bán buôn, bán lẻ, giá trên kệ,… Nhưng các bạn cần nhớ rằng việc quan trọng nhất vẫn là cách khách hàng nhận định về giá (Perceived Values).

Người dùng có thể cảm thấy một đôi giày Nike với giá 1 triệu – 2 triệu là khá rẻ nhưng với mức giá đó với giày của các hãng nhỏ hơn dù chất lượng tương đối như nhau cũng được xem là khá đắt. Các doanh nghiệp cần có chiến lược định giá phù hợp với mục tiêu và giá trị thương hiệu có thể mang đến cho khách hàng.

5. Packaging – Hòa thiện cả hình thức

“Không thể đánh giá quyển sách qua bìa” đó là một câu nói phổ biến để tôn lên giá trị bên trong, nhưng liệu một cuốn sách với bìa không đẹp, không thu hút sẽ nhận được nhiều sự quan tâm chứ? Bao bì có được đóng gói chỉn chủ, thiết kế có bắt mắt, thu hút hay không cũng sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn của khách hàng.

Việc đóng gói đẹp có thể tăng sự ưu tiên của sản phẩm trong tâm trí khách hàng nếu họ cần mua để làm quà tặng, quà biếu vào những dịp lễ, Tết hay sinh nhật… Ngoài ra, với việc vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm, xu hướng đóng gói bao bì với chất liệu thân thiện với môi trường sẽ tạo ấn tượng tốt đến khách hàng.

Bên cạnh đó, đối với mắt xích bán lẻ trong chuỗi cung ứng, khi trưng bày hàng hóa lên các quầy, kệ nếu thương hiệu bạn chưa có nhiều danh tiếng nhưng mẫu mã và kiểu dáng của bao bì cầu kỳ, tốn quá nhiều diện tích trưng bày thì có thể sản phẩm sẽ không được ưu tiên xếp vào những vị trí đẹp. Những yếu tố này tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng đáng để quan tâm vì sẽ gây ảnh hưởng tới thiện cảm của khách với thương hiệu.

Packaging - Hòa thiện cả hình thức

Đóng gói gọn gàng, chỉn chu và bắt mắt sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng

6. Promotion – “Người kể chuyện” cho thương hiệu

Một sản phẩm dù có được đầu tư về nhiều mặt như chất lượng tốt, bao bì đóng gói chỉn chu và bắt mắt…, tuyệt vời đến thế nào nhưng chỉ có mỗi thương hiệu đó biết, những người làm cho thương hiệu đó biết nhưng người tiêu dùng không biết thì chẳng có ý nghĩa và giá trị gì. Với mô hình 6P trong Marketing, Promotion là bước cuối cùng để hoàn thiện mô hình.

Promotion có thể được xem là chiếc cầu dẫn “chiếc xe tải” chở những tinh túy và chất xám của đội ngũ nhân viên là 5P ở trên tiến tới được khách hàng. Mang đến cho khách hàng cảm giác được tôn trọng (nhu cầu cao thứ nhì trong tháp nhu cầu Maslow), được nâng tầm giá trị bản thân và quan trọng là cảm giác “đáng đồng tiền bát gạo”. Từ đó, sự gắn kết và tin tưởng của khách hàng và doanh nghiệp ngày càng bền chặt và phát triển.

Để làm được điều đó, các thương hiệu cần chọn lọc cách truyền thông sản phẩm đúng nơi mà khách hàng mục tiêu có lưu lượng tới cao. Ví dụ như sản phẩm nhắm đến các bạn trẻ như áo hoodie, doanh nghiệp nên đầu tư về mặt content và thuê các TikToker, KOLs để tạo các trend, các video viral trên nền tảng Tiktok và Instagram. Ngược lại, với mục tiêu là những người trung niên sẽ nhắm đến cái bài post trên các nhóm Facebook.

Từ đó, thông điệp và ý nghĩa doanh nghiệp muốn truyền tải sẽ đến đúng nơi, đúng người. Dẫn đến độ nhận diện thương hiệu càng tăng cao.

Kết luận

Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin cần thiết về mô hình 6P trong Marketing. Để được tư vấn thêm chi tiết, vui lòng liên hệ ngay 036.288.42.72 – 0819.328.488 (Mạnh Tường Media) để được đội ngũ chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn một cách chi tiết và tốt nhất.

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO MẠNH TƯỜNG MEDIA

Bài Viết Liên Quan