Trong sự kiện thường niên của “Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2022 (VOBF 2022)”, được tổ chức bởi Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM). Đã công bố Báo cáo Chỉ số Thương mại Điện tử Việt Nam 2022 (EBI) – được thực hiện từ cuộc khảo sát hơn 6.500 doanh nghiệp trên cả nước. Khảo sát có tới 85% người tiêu dùng tại Việt Nam chi tiêu nhiều hơn cho mua sắm trực tuyến kể từ khi dịch bùng phát. Chỉ trong năm 2021, Việt Nam đã có thêm hơn 8 triệu người tiêu dùng trực tuyến mới, với 55% trong đó đến từ khu vực phi thành thị, quy mô ngành lên đến 16 tỷ USD.
Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh online, đặc biệt là các đơn vị trong lĩnh vực Thương mại Điện tử (TMĐT) đã nỗ lực thực hiện chiến lược chuyển đổi số kịp thời, để các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trực tuyến có cơ hội thích nghi và nắm bắt cơ hội kinh doanh trong thời kỳ mới. Tiếp đó, người tiêu dùng khi tham gia mua hàng trực tuyến cũng đã hỗ trợ được tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đáng mừng là người mua hàng dần vượt qua một số khó khăn ban đầu, họ ngày càng trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo hơn kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn.
Theo Chủ tịch VECOM Nguyễn Ngọc Dũng cho biết nhằm giúp khách hàng dẩn trở nên quen thuộc với mua sắm đa kênh, đặc biệt là mua sắm trực tuyến, các doanh nghiệp và tổ chức ban ngành cần mau chóng đón đầu xu hướng TMĐT nhằm thúc đẩy kinh tế sau đại dịch, nhất là những lĩnh vực chuyển đổi số, kinh doanh online, blockchain… Đây cũng là cơ hội giúp hình thức mua sắm qua TMĐT tiếp tục trở thành xu hướng mua sắm chủ đạo của năm 2022.
Cũng theo báo cáo EBI 2022 được VECOM trích xuất tại sự kiện, cho thấy rằng TMĐT Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ và đang tiến đến trở thành thị trường lớn thứ 2 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Cụ thể đến từ một số ngành hàng nổi bật như làm đẹp, thời trang, gia dụng, nội thất, điện tử là những nhóm ngành hàng được người tiêu dùng quan tâm và mua sắm nhiều nhất trên các sàn TMĐT phổ biến: Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Đáng chú ý là các phân khúc giá từ 200.000 đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra các nhóm sản phẩm có giá trị cao như trang sức, điện tử cao cấp, nội thất cao cấp,… thì cần nhiều hơn sự tư vấn và cam kết bảo hành lâu dài từ các đơn vị bán hàng online.
Theo nguồn dữ liệu công bố từ Metric vào sáng ngày 16/05/2022 cho thấy các sàn TMĐT phổ biến hiện nay là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo, đang có những dấu hiệu liên tục tăng trưởng mạnh mẽ. Số liệu thống kê tính từ tháng 11/2021 đến tháng 05/2022 Shopee chiếm thị phần lớn nhất hiện nay với doanh số lên đến 43.118 tỷ đồng, chiếm 72% thị phần Việt Nam. Tiếp nối vị trí thứ 2 là Lazada chiếm 20,9% thị phần tương ứng mức doanh số 12.539 tỷ đồng. Cuối cùng là hai thủ bị bỏ xa phía sau Tiki và Sendo.
Thương mại điện tử Việt Nam phát triển ngày một mạnh mẽ
Theo nhận định chung của hãng Statista và theo các báo cáo chung của Google, Temasek và Bain & Company, đều dự đoán rằng thị trường TMĐT Đông Nam Á đang có xu hướng tăng dần từ 5,5 tỷ USD năm 2015 và dự báo vượt 100 tỷ USD vào năm 2025. Lý do cụ thể người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á hiện đang thuộc top người dùng Internet trên thiết bị di động nhiều nhất thế giới. Theo Google, Temasek và Bain & Company, thì hiện nay có khoảng 360 triệu người dùng Internet trong khu vực và 90% kết nối với Internet chủ yếu bằng điện thoại di động để mua sắm trực tuyến.
Dựa vào các thống kê trên và thông tin công bố từ ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, cho biết trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục mở rộng chương trình gian hàng Việt trực tuyến quốc gia cũng như tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Cùng với đó còn tập trung hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử và nâng cao chất lượng hoạt động vận tải, giao nhận hàng hóa, tạo dựng lòng tin đối với người tiêu dùng và tạo đà cho sự phát triển của thương mại điện tử Việt Nam trong giai đoạn 2022-2025 có nhiều bứt phá mạnh mẽ hơn nữa.
Có thể thấy đây là tín hiệu vui mừng dành cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến tại thị trường Việt Nam cũng thị trường Đông Nam Á. Năm 2022 dự tính sẽ là năm giúp ngành TMĐT tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa, tạo đà cho sự tăng trưởng của nền kinh tế hậu Covid-19.