Mô hình SWOT hiện là một trong những công cụ hữu ích, giúp cho việc lên chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp được dễ dàng hơn. Công cụ này sẽ giúp các nhà quản trị có thể biết được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn. Vậy mô hình SWOT trong marketing này là gì? Ưu và nhược điểm như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé!

Mô hình SWOT trong marketing là gì?

Mô hình SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng anh gồm Strengths, Weakness, Opportunities và Threats. Mô hình này thường được dùng ở giai đoạn đầu khi lên chiến lược marketing cho một doanh nghiệp. Công cụ này giúp các nhà quản trị có cái nhìn khách quan, tổng thể hơn trong việc đưa ra các chiến lược, nhờ vào việc phân tích, đánh giá đối thủ, thị trường và chính bản thân của doanh nghiệp.

Phân tích mô hình SWOT trong marketing

Để có thể xây dựng được một chiến lược kinh doanh cụ thể, hoàn chỉnh thì bạn cần phải phân tích về 4 yếu tố trong mô hình SWOT.

Strengths – Điểm mạnh

Đây là một trong những yếu tố quan trọng của mô hình SWOT trong marketing. Ở yếu tố này, các doanh nghiệp cần đưa ra được những điểm mạnh của mình, cụ thể là:

  • Doanh nghiệp có gì nổi trội hơn so với đối thủ cạnh tranh?
  • Nguồn nhân lực của công ty làm việc có hiệu quả không?
  • Máy móc thiết bị có hiện đại, tiên tiến không?
  • Khách hàng thích điểm gì ở sản phẩm của doanh nghiệp?
  • Tài chính của công ty có vững mạnh hay không?
  • Có thế mạnh về việc marketing, truyền thông không?

Chỉ cần bạn có thể trả lời được các câu hỏi này, thì bạn đã xác định được điểm mạnh của công ty. Tuy nhiên bạn cần phải thật sáng suốt, nhìn nhận chính xác về điểm mạnh của mình.

Phân tích mô hình SWOT trong marketing

Phân tích mô hình SWOT 

Weakness – Điểm yếu

Đã có điểm mạnh thì chắc chắn sẽ có điểm yếu, chỉ là cách khắc phục và cải thiện điểm yếu này là khác nhau ở mỗi doanh nghiệp. Bạn cần phải biết được điểm yếu của mình càng sớm càng tốt, để có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Dưới đây là một số câu hỏi giúp bạn có thể xác định được điểm yếu của mình dễ dàng hơn:

  • Nguồn nhân sự của bạn còn bị hạn chế ở khâu nào?
  • Đối thủ làm tốt hơn bạn những điểm nào?
  • Khách hàng không thích điều gì về sản phẩm, doanh nghiệp của bạn?
  • Giá sản phẩm của bạn như thế nào so với giá của đối thủ?
  • Kênh phân phối của bạn có hiệu quả không?
  • Tại sao khách hàng chọn sản phẩm của đối thủ thay vì của bạn?

Opportunities – Cơ hội

Yếu tố cơ hội của mô hình SWOT trong marketing sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tìm ra được những cơ hội kinh doanh, từ đó tận dụng nó để hoạt động kinh doanh được phát triển hơn. Bạn cần phải dựa vào điểm mạnh, điểm yếu thì mới có thể tìm ra được cơ hội tốt nhất. 

Threats – Thách thức

Thách thức là một trong những yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn có thể giảm bớt được thách thức, dựa vào việc tận dụng và phát huy điểm mạnh, cơ hội. Các thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt bao gồm đối thủ cạnh tranh mới, chính sách pháp luật,…

Ưu – nhược điểm của mô hình SWOT trong marketing

Dưới đây là ưu và nhược điểm của mô hình SWOT mà bạn cần nên biết trước khi sử dụng nó:

Ưu điểm

  • Không tốn phí: vừa mang lại hiệu quả vừa giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
  • Kết quả quan trọng: dựa vào 4 yếu tố trong mô hình, doanh nghiệp có thể rút ra được kết quả chính xác, giúp chiến lược hiệu quả hơn.
  • Ý tưởng mới: không chỉ giúp doanh nghiệp biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình mà còn giúp họ có được các ý tưởng để tránh được rủi ro.

Nhược điểm

  • Kết quả chưa chuyên sâu: kết quả không đưa ra được các phản biện, doanh nghiệp không thể xác định được mục tiêu cụ thể.
  • Cần thực hiện nhiều nghiên cứu: ngoài việc phân tích mô hình SWOT trong marketing, thì doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và phân tích nhiều hơn nữa.
  • Phân tính chủ quan: các phân tích của mô hình không phản ánh đúng được hiệu suất của công ty, chúng chỉ mang tính chủ quan của người lên kế hoạch.

Ưu và nhược điểm của mô hình SWOT trong marketing

Ưu và nhược điểm của mô hình SWOT

Ai nên thực hiện phân tích SWOT?

Mô hình SWOT sẽ được các nhà quản trị, những người đứng đầu công ty sử dụng để đưa ra các chiến lược phù hợp với doanh nghiệp. Tuy nhiên mô hình này cần được triển khai trên nhiều đối tượng khác nhau trong công ty. Điều này giúp việc đánh giá sẽ khách quan, đa chiều hơn. Những người có thể tham gia vào việc xây dựng mô hình SWOT có thể là bộ phận chăm sóc khách hàng, sale hay kể cả là chính khách hàng của doanh nghiệp bạn.

Xây dựng chiến lược SWOT

Mô hình SWOT trong marketing sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề. Dưới đây là 4 chiến lược kết hợp mà bạn có thể tham khảo:

  • Chiến lược kết hợp S – O: tận dụng cơ hội để phát huy điểm mạnh.
  • Chiến lược kết hợp W – O: khắc phục, cải thiện điểm yếu để tận dụng cơ hội.
  • Chiến lược kết hợp S – T: dùng những điểm mạnh để giảm bớt những rủi ro từ môi trường bên ngoài.
  • Chiến lược kết hợp W – T: đưa ra những chiến lược để doanh nghiệp không bị các yếu tố bên ngoài đe doạ.

Xây dựng mô hình SWOT trong marketing

Cách xây dựng mô hình SWOT 

Ý nghĩa của việc sử dụng mô hình ma trận SWOT

Việc sử dụng mô hình SWOT trong marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng được tên tuổi thương hiệu mình trên thị trường. Bên cạnh đó, mô hình còn giúp các nhà quản trị có cái nhìn khách quan hơn, từ đó có thể dễ dàng đưa ra được những ý tưởng kinh doanh hiệu quả. 

Ví dụ về mô hình SWOT của một số thương hiệu lớn

Để có thể nắm rõ hơn về mô hình SWOT, thì các bạn hãy theo dõi case study của các thương hiệu lớn dưới đây:

Starbuck

Điểm mạnh:

  • Có nguồn lợi nhuận cao lên đến 600 triệu đô la vào năm 2014
  • Thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới có chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt
  • Nắm bắt được xu hướng của khách hàng
  • Văn hoá làm việc tốt, đề cao tính đạo đức

Điểm yếu:

  • Khả năng cải tiến sản phẩm có tỷ lệ thất bại cao
  • Bị chậm trong việc phát triển ở các lĩnh vực khác

Cơ hội:

  • Cơ hội mở rộng thị trường quốc tế cao như Ấn Độ, vành đai Thái Bình Dương.
  • Các sản phẩm mới có thể bán lẻ ở các cửa hàng cà phê
  • Mở rộng hợp tác với tập đoàn công nghệ thông tin Hewlett Packard

Thách thức:

  • Nhiều thương hiệu cà phê sẽ ra đời trong tương lai
  • Giá nguyên vật liệu có thể tăng cao
  • Đối thủ bắt chước ý tưởng kinh doanh của họ

 Mô hình SWOT trong marketing

Một số ví dụ về mô hình SWOT 

Nike

Điểm mạnh:

  • Thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang
  • Nắm bắt xu hướng khách hàng tốt
  • Đem lại nhiều giá trị cho khách hàng

Điểm yếu:

  • Lợi nhuận chủ yếu thu được từ các nhà bán lẻ

Cơ hội:

  • Có thể mở rộng phát triển ra quốc tế
  • Mở rộng danh mục sản phẩm kinh doanh

Thách thức:

  • Có quá nhiều đối thủ cạnh tranh
  • Khách hàng lựa chọn mua từ các nhà bán lẻ
  • Chi phí và lợi nhuận không ổn định, vì bị ảnh hưởng của các đơn vị tiền tệ

Bài viết đã chia sẻ rất chi tiết về mô hình SWOT trong marketing, cũng như là những ưu và nhược điểm của nó. Hy vọng sau khi đọc bài viết, bạn có thể hiểu rõ hơn về mô hình này. Nếu như các bạn cần tìm đơn vị để hợp tác phát triển thương hiệu, thì hãy liên hệ cho Mạnh Tường Media ngay nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng để được tư vấn cho các bạn!

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO MẠNH TƯỜNG MEDIA

  • Website: https://manhtuongmedia.com/
  • Hotline: 036.288.42.72 – 0819.328.488
  • Địa chỉ: 4/1/7 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
  • Facebook: https://www.facebook.com/manhtuongmedia.digitalmarketing

Bài Viết Liên Quan