Các hoạt động marketing

Marketing là hoạt động mà bất cứ doanh nghiệp nào mong muốn đạt doanh thu cao cũng cần phải chú trọng. Các hoạt động Marketing góp phần không nhỏ để doanh nghiệp đưa ra những chiến lược đúng đắn và hiệu quả. Vậy các hoạt động Marketing gồm những gì? Hãy cùng Mạnh Tường Media tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hệ thống các hoạt động Marketing 

  1. Quảng cáo (Advertising)

Bộ phận quảng cáo có nhiệm vụ quảng bá và truyền thông những ý tưởng, thông điệp hay một sản phẩm/dịch vụ trên thị trường bằng cách đặt quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.

  1. Quan hệ công chúng (Public Relations)

Một chiến lược truyền thông hiệu quả sẽ tạo được các mối quan hệ đôi bên cùng có lợi giữa doanh nghiệp và khách hàng.

  1. Chăm sóc khách hàng (Customer service)

Marketing cũng có vai trò trong việc đưa ra sự hỗ trợ và những lời khuyên cho khách hàng. Doanh nghiệp không chỉ cung cấp các dịch vụ trước và trong khi khách hàng mua sản phẩm mà còn cả sau khi bán được sản phẩm.

Các hoạt động marketing

Chăm sóc khách hàng tốt sẽ tạo mối quan hệ tốt giữa khách hàng và doanh nghiệp

Dịch vụ hậu mãi tốt sẽ khiến khách hàng hài lòng và thậm chí mang lại giá trị vượt xa những gì họ mong đợi. Nếu không làm được điều này tốt thì bạn sẽ thua kém đối thủ của mình ngay cả khi chất lượng sản phẩm của bạn tốt hơn.

  1. Direct marketing

Bộ phận này đảm nhận việc gửi thông điệp của doanh nghiệp đến trực tiếp người tiêu dùng thông qua tờ rơi, biểu mẫu, tờ quảng cáo,…

  1. Phân phối (Distribution)

Phân phối là một mắt xích của chuỗi cung ứng. Hoạt động này có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ kho đến các địa điểm bán lẻ như cửa hàng tiện lợi, siêu thị, tạp hóa…

  1. Nghiên cứu thị trường (Market Research)

Đây là hoạt động đầu tiên trong danh sách các hoạt động Marketing mà mỗi doanh nghiệp cần làm.

Nghiên cứu thị trường là một trong những quá trình thu thập và phân tích thông tin. Nhằm giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về phản ứng của người tiêu dùng trước những sản phẩm và dịch vụ của mình.

Các hoạt động marketing

Nghiên cứu thị trường là giai đoạn quan trọng trong các hoạt động Marketing

Các doanh nghiệp tiến hành việc nghiên cứu thị trường xuyên suốt và liên tục. Việc trao đổi, tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh cũng chính là đang nghiên cứu thị trường. Việc này sẽ giúp thu được nhiều dữ liệu về sản phẩm, khách hàng và thị trường mà doanh nghiệp muốn nhắm đến. Đồng thời việc nghiên cứu thị trường còn góp phần cho hoạt động phát triển sản phẩm.

  1. Lập kế hoạch truyền thông (Media Planning)

Kế hoạch truyền thông có mối quan hệ mật thiết đến chiến lược marketing. Hoạt động này sử dụng các kênh truyền thông tốt nhất để tiếp cận khách hàng mục tiêu bao gồm: internet, TV, radio, báo, tạp chí,…

  1. Định giá sản phẩm (product pricing)

Khi đặt giá cho sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp nên tính toán kỹ lưỡng đến chi phí sản xuất và vận chuyển. Bạn nên xem xét giá cả và chất lượng sản phẩm/dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.

Các hoạt động marketing

Tùy vào từng thị trường và ngân sách doanh nghiệp mà có chiến lược định giá riêng

Thông thường các sản phẩm hiếm khi có thể giữ nguyên giá trong thời gian dài. Vì có nhiều yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chi phí như chi phí vận chuyển tăng cao, tiền lương nhân công tăng hoặc đối thủ cạnh tranh giảm giá đột ngột. Bạn cần nên nhận thức được mọi yếu tố ảnh hưởng đến giá cả mọi lúc.

  1. Kinh doanh bán hàng (sales)

Sales bao gồm việc lập kế hoạch, chiến lược bán hàng. Nó cũng liên quan đến việc tổ chức sắp xếp một kế hoạch để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiện có của doanh nghiệp. Nhân viên sales có nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu đó.

  1. Làm thương hiệu

Công việc chủ yếu đến hoạt động giao tiếp và trao đổi một cách trực tiếp với từng khách hàng. Công ty sau đó có thể đưa ra một số điều chỉnh và thay đổi để tiếp cận thị hiếu và sở thích của từng khách hàng.

Quy trình các hoạt động Marketing cơ bản

Nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường

Công việc tối quan trọng đầu tiên của doanh nghiệp khi bước chân vào thị trường là nghiên cứu các nhu cầu và mong muốn của những khách hàng tiềm năng trong thị trường đó. Để thu được các dữ liệu cần thiết doanh nghiệp có thể thực hiện các cuộc nghiên cứu thị trường, khai thác thông tin từ nội bộ, các nhà cung cấp, đối tác… để có được các dữ liệu cần thiết.

Các hoạt động marketing

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên cần làm trong các hoạt động Marketing

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng thị trường mà doanh nghiệp có thể lựa chọn những cách nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo sự cân đối và hợp lý giữa ngân sách cho việc nghiên cứu và mức độ hiệu quả của những thông tin, dữ liệu thu thập được.

Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể 

Việc cung cấp cho toàn bộ thị trường chỉ với một sản phẩm/dịch vụ sẽ là một quyết định sai lầm của doanh nghiệp, đặc biệt là với những thị trường có mức độ phân hóa nhu cầu cao. Doanh nghiệp cần chọn những phân khúc thị trường nhất định để có những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn trong thị trường đó một cách tốt nhất từ đó gia tăng vị thế doanh nghiệp.

Các phân khúc thị trường có thể được phân ra từ nhiều tiêu chí vi mô khác nhau như: vị trí địa lý, độ tuổi, giới tính, thu nhập,… Ngoài ra, còn tùy thuộc vào tiềm lực tài chính, quy mô của từng doanh nghiệp cũng như mức độ cạnh tranh của những thị trường nhắm tới mà có những chiến lược phù hợp.

Các hoạt động marketing

Lên chiến lược Marketing tốt sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng doanh thu tốt hơn

Phân tích đối thủ cạnh tranh cũng là việc cần thiết để doanh nghiệp xác định được điểm mạnh yếu của bản thân và đối thủ để có những chiến lược phù hợp nhất.

Thêm vào đó, để mang lại giá trị bền vững cho khách hàng cũng như nâng cao vị thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần mang đến những giá trị khác biệt, độc đáo cho các sản phẩm/dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh. Những giá trị có thể đến từ nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm/dịch vụ, dịch vụ hậu mãi, phong cách phục vụ,….

Định vị sản phẩm/dịch vụ là hoạt động không thể thiếu trong một chiến lược Marketing tổng thể. Hoạt động định vụ cần cân đối giữa giá cả và chất lượng sản phẩm, ngoài ra với từng phân khúc thị trường khác nhau mà doanh nghiệp có thể quyết định chiến lược định vị sản phẩm/dịch vụ khác nhau.

Ví dụ: sữa TH True Milk định vị bản thân là dòng sữa cao cấp hướng tới những người có thu nhập khá trở lên. Với mức giá cao hơn các đối thủ cạnh tranh như VinaMilk hay Dutch Lady cùng bao bì phong cách tối giản và gam màu trung tinh dịu nhẹ hướng đến sự tinh tế, sang trọng.

Xây dựng chiến lược Marketing Mix

Về bản chất, chiến lược Marketing mix là một phần trong chiến lược Marketing tổng thể. Nhưng với tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp, Mạnh Tường Media xem hoạt động này như là giai đoạn tiếp theo trong quy trình các hoạt động Marketing.

Có nhiều loại hình Marketing mix tồn tại và được phát triển phù hợp với từng doanh nghiệp, nhưng Mạnh Tường Media sẽ chỉ phân tích theo hướng Marketing mix 4Ps truyền thống.

Các hoạt động marketing

4Ps là mô hình khá phổ biến hiện nay

Với chữ P đầu tiên là sản phẩm/dịch vụ (Product): Doanh nghiệp cần xác định rõ chất lượng sản phẩm/dịch vụ sẽ ở mức nào, thiết kế, tính năng, bao bì nhãn hiệu như thế nào, có bao gồm thêm các dịch vụ nào,… Xác định rõ về sản phẩm/dịch vụ sẽ dễ dàng đưa ra các chiến lược tốt nhất.

Chữ P thứ 2 là giá cả (Price): Có nhiều chiến lược giá để doanh nghiệp có thể lựa chọn tùy vào tình hình thị trường cũng như chiến lược của doanh nghiệp như: giá thâm nhập, giá hớt váng,.. Để thu hút được khách hàng cũng như đạt các mục tiêu về lợi nhuận, thị phần và phù hợp với ngân sách của từng doanh nghiệp

Đối với kênh phân phối (Place): Doanh nghiệp cân nhắc đề ra các phương án xây dựng kênh phân phối để thuận tiện cho khách hàng tiếp cận được sản phẩm/dịch vụ cũng như đảm bảo mức ngân sách phù hợp để vận hành hiệu quả.

Các hoạt động marketing

Phân phối tốt sẽ giúp khách hàng dễ tiếp cận với sản phẩm của doanh nghiệp

Với chữ P cuối cùng là hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại (Promotion):
Cần xác định rõ ràng các thông điệp, nội dung muốn truyền tải, từ đó xây dựng các chiến dịch quảng cáo, tổ chức các hoạt động bán hàng , PR phù hợp. Ngoài ra, cần lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp để hoạt động xúc tiến mang lại hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo mức chi phí phù hợp với ngân sách Marketing của doanh nghiệp.

Tạo dựng mối quan hệ vững chắc với khách hàng và nhà phân phối

Hoạt động chăm sóc khách hàng tốt sẽ xây dựng cầu nối vững chắc giữa khách hàng và doanh nghiệp. Các hình thức chăm sóc khách hàng khá đa dạng như: dịch vụ hậu mãi, chủ động gọi điện hỗ trợ khách sau khi mua hàng nhằm tìm ra những vấn đề của sản phẩm/dịch vụ, các khảo sát mức độ hài lòng của khách trong quá trình mua hàng và sử dụng sản phẩm/dịch vụ,…

Các hoạt động marketing

Mối quan hệ tốt với nhà phân phối sẽ giúp đưa sản phẩm tới khách hàng dễ dàng hơn

Ngoài ra, mối quan hệ với nhà cung cấp và các đại lý phân phối cũng cần được chú trọng. Tạo dựng mối quan hệ tốt với họ sẽ giảm những rủi ro về những hư hỏng về sản phẩm ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Ngoài ra sản phẩm của bạn cũng sẽ được trưng bày ở những nơi dễ thấy giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với người tiêu dùng hơn từ đó gia tăng lợi nhuận.

Trên đây Mạnh Tường Media đã cung cấp những thông tin cần thiết về các hoạt động Marketing cơ bản. Để được tư vấn thêm chi tiết, vui lòng liên hệ ngay 036.288.42.72 – 0819.328.488 (Mạnh Tường Media) để được đội ngũ chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn một cách chi tiết và tốt nhất.

CÔNG TY TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO MẠNH TƯỜNG MEDIA

Bài Viết Liên Quan