Ngày nay, các thương hiệu mong muốn phát triển và lớn mạnh thì không chỉ quan tâm và đầu tư vào phát triển sản phẩm. Mà thêm vào đó là hình thức Brand Marketing để tăng sự biết đến thương hiệu của khách hàng. Vậy Brand Marketing là gì? Tầm quan trọng của Brand marketing với doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Brand Marketing là tiếp thị thương hiệu – một khuynh hướng chủ yếu của Marketing hiện đại, tập trung vào việc quảng bá các sản phẩm hoặc dịch vụ theo cách riêng biệt từ việc lên ý tưởng, tạo ra các chiến lược truyền thông độc đáo. Với mục đích cuối cùng nhằm thu hút sự chú ý, tình cảm của người tiêu dùng và làm nổi bật thương hiệu tổng thể riêng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc tiếp thị này còn liên kết với bản sắc, giá trị và tích cách riêng của doanh nghiệp với khách hàng, từ đó thương hiệu trở thành cầu nối vững chắc giữa sản phẩm và khách hàng.
Brand Marketing là gì?
Việc tiếp thị thương hiệu thành công cần đảm bảo được sự đầu tư chỉn chu, mục tiêu hướng tới dài hạn và đặc biệt cần sự đồng bộ trên tất cả các nền tảng, banner quảng cáo, bao bì đóng gói… để tạo nên sự nhất quán trong tâm trí khách hàng. Từ đó thể hiện được bản sắc và sự đầu tư về chất lượng của doanh nghiệp.
Với nhiệm vụ của Brand Marketing là quảng bá để ngày càng nhiều khách hàng mục tiêu biết đến và yêu thích thương hiệu, từ đó tin dùng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Và để thực hiện được việc đó, Brand Marketing được chia thành những hoạt động chính sau đây:
Không phải lúc nào hoạt động Marketing cũng đi đúng hướng và thu được kết quả cao. Vì thế, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm là định hình và quyết định việc mong muốn khách hàng biết đến mình thông qua điều gì. Tiếp đến phát triển những chiến lược truyền thông điệp qua tất cả các kênh tiếp thị có sẵn. Đây sẽ là kim chỉ nam cho những bước đi tiếp theo của doanh nghiệp, điều hướng việc cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ cho phù hợp với đối tượng và mục tiêu ban đầu.
Thiết lập tầm nhìn và chiến lược là một điều quan trọng
Thiết lập tầm nhìn và chiến lược Brand Marketing bao gồm những nội dung sau:
Xác định và phác họa chân dung đúng đối tượng mục tiêu là bước triển khai đầu tiên của bất kỳ chiến dịch Marketing nào. Thị trường mục tiêu cần được chia nhỏ bởi những nhà tâm lý học và phân tích hành vi mua sắm của khách hàng mục tiêu. Trong đó, việc nắm được Insight khách hàng là một yếu tố tiên quyết cho sự thành công của chiến dịch Marketing, việc này có thể chiếm đến 50% tỷ lệ thành công của chiến dịch.
Cần xác định chính xác khách hàng mục tiêu để chiến dịch hiệu quả
Ví dụ như doanh nghiệp của bạn chuyên sản xuất sữa dâu tiệt trùng. Thay vì mục tiêu là nhắm đến “các bà mẹ có con nhỏ”. Thì cần đặt mục tiêu cụ thể và chi tiết hơn là “các bậc cha mẹ trong độ tuổi từ 28 đến 50 có con ở độ tuổi từ mầm non đến trung học. Tập trung vào việc mua hàng của họ dựa trên giảm giá hoặc vì các món đồ chơi bắt mắt, thu hút tặng kèm”
Các doanh nghiệp cũng nên có nhiều “cá tính” khác nhau trong một thị trường mục tiêu này. Vì những khách hàng cũng sẽ có nhiều hành vi mua sắm và tính cách khác nhau. Sau khi thiết lập được đối tượng mục tiêu mạnh mẽ, hãy tiến tới việc sáng tạo một thương hiệu nhất quán.
Nhất quán là yếu tố cốt lõi xây dựng lòng tin và sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp. McDonald’s là một ví dụ điển hình về sự đồng nhất trong Brand Marketing, thương hiệu đã duy trì một số tính nhất quán mạnh mẽ nhất trong vài thập kỷ qua.
Việc xây dựng nhận thức và tiềm năng trực tuyến cũng là một cách hay để đảm bảo tính nhất quán nhưng vẫn tiết kiệm đáng kể chi phí, vì hầu hết các doanh nghiệp không sử dụng hoặc đầu tư tiếp thị trực tuyến.
Tính nhất quán mang lại sự uy tín và chuyên nghiệp
Tuy nhiên, tính nhất quán là một khía cạnh có thể là một thách thức to lớn cần được theo dõi và đo lường thường xuyên. Để củng cố tính đồng nhất và lòng tin của khách hàng dành cho thương hiệu, việc sử dụng các liên kết của thương hiệu khi chia sẻ bất kỳ nội dung nào, kể cả trực tuyến và trực tiếp sẽ là một hành động đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.
Các liên kết như “đường tắt” giúp thu hẹp khoảng cách giữa thương hiệu và khách hàng, khi sử dụng các liên kết có thương hiệu, bạn đang gắn tên công ty của mình vào mọi phần nội dung mà bạn đang chia sẻ, điều này tạo nên sự nhất quán nhất định cho thương hiệu.
Bạn có muốn bỏ ra 2 đồng đầu tư vào hoạt động Đo lường Khảo sát để biết 10 đồng ngân sách của mình liệu có hiệu quả? Hay tiếc 2 đồng để rồi không biết 10 đồng chi tiêu đã đi về đâu? Hoạt động đo lường kết quả chiến lược mang ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh nguồn lực, quy trình và ngân sách phù hợp với tình hình thực tại.
Vì thế, cần diễn ra hoạt động này tại mọi thời điểm của quy trình triển khai chiến lược, nhằm phát hiện kịp thời các sai lệch và sự không tương thích của chiến lược với tình hình thực tiễn.
Đo lường nhằm kiểm soát chiến lược tốt hơn
Ngoài đo lường về mặt doanh thu, chúng ta cần đo lường thêm những vấn đề khác nhằn biết được gốc rễ của các vấn đề nằm ở đâu, từ đó có hướng giải quyết thích hợp. Marketer sẽ không thể nắm bắt được chiến lược của mình có hiệu quả hay không nếu thiếu công đoạn kiểm định chất lượng.
Từ những vấn đề trên, cho thấy tầm quan trọng của Brand Marketing với từng doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu cao sẽ kéo theo sự phát triển của danh tiếng, độ tin cậy và khả năng tiếp cận thị trường của công ty bạn. Từ đó, giá trị sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ có được tăng cao. Tóm gọn lại, tầm quan trọng của Brand Marketing được thể hiện quá những lợi ích cơ bản sau:
Thương hiệu cũng như con người, sở hữu một cá tính khác biệt, một phong cách ăn mặc độc chất, cách thức giao tiếp ứng xử cũng đã làm nên những giá trị riêng hình thành thương hiệu riêng cho bản thân họ.
Nhận diện tốt giúp thương hiệu trụ vững trên thương trường
Một số ví dụ điển hình về việc nhận diện như Apple với quả táo khuyết cùng tông màu chủ đạo trung lập như trắng, xám của các sản phẩm, banner, video thể hiện sự tinh tế nhưng vẫn đẳng cấp. Coca-cola với logo đỏ trắng cùng tông màu đỏ chủ đạo đem lại tinh thần lạc quan yêu đời. Từ những màu sắc chủ đạo cũng đã làm nên một phần thương hiệu sản phẩm, khiến người ta nhắc đến nó là nhớ ngay đến doanh nghiệp sở hữu.
Với việc đồng nhất thương hiệu đã thể hiện sự chuyên nghiệp và có đầu tư của doanh nghiệp, khiến khách hàng tin tưởng và tin dùng hơn. Từ đó, giúp duy trì lượng khách hàng trung thành và góp phần chiếm lĩnh thị phần, mở rộng các mối quan hệ đối tác. Các bên đối tác luôn muốn tìm kiếm và làm việc với một công ty chuyên nghiệp, uy tín cao.
Lòng tin là thứ kéo khách hàng tới gần doanh nghiệp
Apple là một ví dụ điển hình về công ty có giá trị thương hiệu lâu dài. Họ đã xây dựng một thương hiệu đích thực bằng cách định vị bản thân là một công ty tiên phong sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ.
Hướng sự phát triển lâu dài và bền vững
Thương hiệu tuy luôn đầu tư và tập trung vào chất lượng sản phẩm nhưng vẫn cho ra đời các chiến dịch truyền thông ấn tượng trên các phương tiện truyền thông khác biệt. Sáng tạo để củng cố việc bán một sản phẩm cụ thể cũng như thương hiệu tổng thể.
Trên đây là bài viết cung cấp những câu trả lời và thông tin cần thiết cho những câu hỏi liên quan đến Brand Marketing. Để được tư vấn thêm chi tiết, vui lòng liên hệ ngay 036.288.42.72 – 0819.328.488 (Mạnh Tường Media) để được đội ngũ chuyên nghiệp với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn một cách chi tiết và tốt nhất.
CÔNG TY TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO MẠNH TƯỜNG MEDIA