Vừa qua, Kantar đã công bố báo cáo “Những xu hướng tác động đến thị trường tiêu dùng nhanh tại Việt Nam năm 2023”, mang đến cái nhìn tổng quan nhanh về các chủ đề đang được đặc biệt quan tâm hiện nay như giá cả tăng cao, tác động của thương mại xã hội, lối sống và tiêu dùng lành mạnh, bền vững cùng nhiều chủ đề quan trọng khác.
Thị trường FMCG tại Việt Nam đã trải qua hai năm khó khăn do khối lượng tiêu thụ giảm sau đại dịch và giá trị thị trường tăng chủ yếu do tăng giá trung bình.
Tính đến quý IV/2022, tốc độ tăng trưởng của kênh trực tuyến đã giảm so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên vẫn đạt mức tăng trưởng hai con số, cùng với siêu thị mini và cửa hàng chuyên doanh. Giá trị các kênh mua sắm hiện đại và truyền thống (đặc biệt là chợ) đang cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ so với năm trước.
Trong năm 2023, chuyên gia kinh tế dự báo suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục kéo dài trước khi phục hồi vào năm 2024. Tại Việt Nam, GDP đã tăng trưởng 8% trong năm 2022, đạt mức cao nhất trong khu vực Châu Á đến thời điểm hiện tại và vượt qua chỉ tiêu của chính phủ. Tuy nhiên, dù tỷ lệ lạm phát được giữ ở mức thấp hơn so với khu vực, thì dự báo lạm phát tại Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023. Điều này sẽ khiến giá tiêu dùng tiếp tục tăng cao, với tỷ lệ lạm phát dự kiến đạt mức 5% vào đầu năm 2023. Đây được xem là một thách thức lớn đối với chính phủ Việt Nam.
Giá cả leo thang khiến người tiêu dùng Việt Nam trở nên lo lắng hơn về việc làm và thu nhập, đặc biệt trong bối cảnh việc sa thải hàng loạt đã diễn ra từ quý IV/2022. Chính vì vậy, người tiêu dùng có xu hướng siết chặt chi tiêu và cân nhắc kỹ hơn khi mua sắm.
Kantar đã chỉ ra hai điều mà thương hiệu và nhà bán lẻ cần lưu ý để ứng phó với tình hình giá cả thay đổi khác nhau trong từng ngành hàng. Thứ nhất là cần hiểu rõ cách mà người tiêu dùng phản ứng với những thay đổi giá cả trong ngành hàng đó. Thứ hai là cần cân bằng giữa việc tăng giá và xây dựng thương hiệu, đồng thời bù đắp giá cả bằng chất lượng sản phẩm và thông điệp phù hợp với tâm lý người tiêu dùng.
Hai hình thức mua sắm trực tuyến là thương mại điện tử (e-Commerce) và thương mại xã hội (Social commerce), tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hai chữ số nhờ vào việc tăng tần suất mua sắm và chi tiêu mỗi dịp mua so với năm 2021.
Trong đó, ngành Chăm sóc cá nhân và Chăm sóc nhà cửa vẫn tiếp tục là lĩnh vực dẫn đầu trên kênh online. Bên cạnh đó, ngành thức uống đang trỗi dậy và trở thành một trong những ngành hàng FMCG tăng trưởng nhanh nhất trong năm nay.
Ngoài ra, Kantar cũng chỉ ra những xu hướng mới nổi đang tạo động lực tăng trưởng lên kênh mua sắm online như sau:
Đại dịch thúc đẩy người tiêu dùng tìm kiếm thực phẩm dinh dưỡng và các thức ăn/uống lành mạnh hơn, giảm chất béo và không đường. Theo khảo sát của Kantar, 85% người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm tốt cho sức khỏe, 87% đọc thông tin trên bao bì sản phẩm để tránh mua phải sản phẩm không tốt cho sức khoẻ, và 73% ưa thích các sản phẩm chứa dược liệu như vitamin, nhân sâm, canxi,…
Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng thích ứng lối sống hạnh phúc và khỏe mạnh, đặc biệt là nhóm Millennials. Cụ thể, cứ 4 dịp ăn uống lại có 1 dịp ăn uống vì sức khỏe. Điều này cho thấy mối quan tâm đến sức khỏe hiện diện ở mọi lứa tuổi.
Người Việt quan tâm đến sống bền vững sau đại dịch. Hơn một nửa người tiêu dùng đã ý thức về tác động môi trường và sẵn sàng hành động nếu thương hiệu không chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại khoảng cách giữa nhận thức và hành động trong tiêu dùng xanh. Nhiều người cảm thấy khó thay đổi sản phẩm từ nhựa và nghĩ sản phẩm thân thiện môi trường đắt tiền và khó tìm. Kantar cho rằng để giảm khoảng cách giữa mong muốn và hành động của người tiêu dùng, cần có sự tiên phong từ nhãn hiệu/NSX thông qua đổi mới sản phẩm bền vững, hợp tác với cơ quan nhà nước để cải thiện xử lý rác và có những hành động tuyên truyền về hành vi tiêu dùng cụ thể nhằm giảm thiểu tác động lên môi trường.
Tổng kết lại, Kantar đã liệt kê 5 điều mà các doanh nghiệp FMCG nên quan tâm để xác định cơ hội phát triển trong năm 2023: